
-
Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết số 68 là “ngọn đuốc soi đường” cho doanh nghiệp tư nhân
-
Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam gặp gỡ Quỹ Cherie Blair tại Hà Nội
-
Ông Phạm Hữu Quốc được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tập đoàn Bamboo Capital
-
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tại Vesak 2025: Doanh nhân hiện đại và tinh thần Phật giáo trong thời đại mới
-
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hành động thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân -
Grab Việt Nam có Giám đốc điều hành mới là người Việt
TS. Phạm Đình Đoàn, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ chia sẻ trước thềm Hội thảo Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư.
![]() |
TS. Phạm Đình Đoàn, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ |
Thưa ông, theo thông tin từ Hội Doanh nhân trẻ Quảng Ninh, gần 500 doanh nhân trẻ đăng ký tham dự Hội thảo. Các doanh nhân trẻ đến từ khắp các tỉnh, thành phố, hoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực. Là diễn giả của Hội thảo, ông muốn chia sẻ điều gì với các doanh nhân trẻ?
Điều đầu tiên tôi muốn chia sẻ là, dự báo kinh tế thế giới và trong nước năm 2024 vẫn tiếp tục thách thức doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với khó khăn trong tiếp cận tài chính, quy định kinh doanh, hợp tác giữa các tác nhân hệ sinh thái, tiếp cận lao động có tay nghề…
Tuy nhiên, mới đây, Chính phủ đã nhắc đến mục tiêu ưu tiên tăng trưởng, đạt được kịch bản cao là 6,5% trong năm nay sau khi tăng trưởng GDP quý I tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay, với mức tăng 5,66%.
Đây là cơ hội của doanh nghiệp. Vì Chính phủ, các bộ, ngành đang nhận diện rất rõ tình hình khó khăn của doanh nghiệp, những vướng mắc trong môi trường kinh doanh, nên khi xác định ưu tiên tăng trưởng, chúng tôi kỳ vọng sẽ có các giải pháp đồng bộ, nhất quán, có tác động thực sự, được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, thiết thực để thúc đẩy các động lực tăng trưởng, trong đó có khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp cần tranh thủ thời cơ này, bắt đầu từ việc chủ động cải thiện năng lực cạnh tranh, chuẩn bị tâm thế để kịp đón nhận.
Cụ thể, doanh nghiệp nên tính toán đến những phần việc gì, thưa ông?
Tôi muốn chia sẻ thêm thông tin khảo sát nhiều doanh nghiệp trên thế giới, xem họ điều chỉnh chi tiêu thế nào.
Cụ thể, 81% doanh nghiệp thay đổi quy trình kinh doanh, giảm chi tiêu không cần thiết; 74% thay đổi hành vi mua hàng công nghệ; 43% chậm lại việc tuyển dụng; 66% doanh nghiệp tăng chi tiêu cho công nghệ thông tin và 75% doanh nghiệp sẽ áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong vòng 2 năm tới.
Rõ ràng, sau giai đoạn dịch bệnh, sau xung đột, biến động địa chính trị, vận động của xu thế phát triển mới của môi trường kinh doanh toàn cầu, cách thức vận hành, phát triển kiểu cũ không còn phù hợp. Nhưng đây chính là cơ hội cho các mô hình kinh doanh mới phát triển, các mô hình kinh doanh dựa trên chuyển đổi số, hệ sinh thái kết nối mở, dùng chung các tài nguyên, nguồn lực… đang mở ra.
Trong mô hình này, doanh nghiệp sẽ tinh gọn, linh hoạt, hiệu quả hơn, đòi hỏi các nhà quản trị phải thiết kế lại bộ máy, cơ cấu tổ chức. Tái cấu trúc doanh nghiệp cần được đặt lên hàng ưu tiên hành động ngay.
Trong quá trình này, theo ông, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm gì?
Tôi muốn chia sẻ 5 bài học đắt giá mà doanh nghiệp nên lưu tâm.
Một là, không được phép vội vàng trong xây dựng chiến lược kinh doanh. Một chiến lược kinh doanh cần dựa trên căn cứ xác đáng, cụ thể, thuê tư vấn (nếu cần) và không nóng vội.
Hai là, nghiên cứu thị trường thật kỹ, chuyên sâu và thường xuyên, định kỳ. Nếu không nắm được động thái các đối thủ cạnh tranh, chúng ta sẽ thua.
Ba là, không tham kinh doanh đa ngành khi năng lực (vốn tự có, nhân lực…) chỉ đủ khả năng làm một ngành. Đã có người thất bại vì lầm tưởng thành công một lĩnh vực sẽ thành công mọi lĩnh vực.
Bốn là, phải xây dựng lợi thế cạnh tranh.
Năm là, thế kỷ XXI là thế kỷ của teamwork, của sự hợp tác, liên doanh, liên kết win-win trong thị trường rộng lớn hơn. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải học cách làm chuyên nghiệp, tử tế, minh bạch hơn… Cần tư duy nghĩ lớn và dài hạn hơn để thành công.
Cụ thể là gì, thưa ông?
Doanh nghiệp thành công hay không chỉ yếu là do người đứng đầu. Do vậy, các chủ doanh nghiệp cần phải xác định rất rõ nguyên tắc nghiêm túc với bản thân, thể hiện qua việc thiết lập mục tiêu, phát triển bản thân; nỗ lực bản thân, học hỏi, đọc sách, học từ người khác, học cả các bài học thất bại…
Chúng ta đừng bao giờ mong mọi thứ dễ dàng, đừng mong mọi thứ ít thử thách.
Đặc biệt, cần phải hành động, kỷ luật và trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn thế nào, chúng ta cần xác định tâm thế lạc quan. Lạc quan là cách thức tốt nhất để vượt qua mọi thất bại và cũng là cách thúc đẩy chúng ta tham gia giải quyết những khó khăn chung.
Tôi muốn chia sẻ thêm suy nghĩ cá nhân rằng, mọi thứ xung quanh thay đổi quá nhanh về phương thức, quy mô và công nghệ. Dừng một ngày là chúng ta mất 3 ngày cơ hội. Hãy thay đổi tư duy “Keep Running”, làm việc “ Teamwork “ để nhanh chóng nâng cao năng lực cốt lõi để phát triển tăng tốc , hiệu quả và dẫn đầu.
Đó là con đường duy nhất để tồn tại và phát triển bền vững…
-
Doanh nhân Lý Huy Sáng: Đổi mới vì tương lai, viết tiếp những giấc mơ lớn
-
Vũ Trọng Nghĩa, Nhà sáng lập Bizzi: Thay đổi cách kiểm soát "mạch máu" trong doanh nghiệp
-
Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết số 68 là “ngọn đuốc soi đường” cho doanh nghiệp tư nhân
-
Doanh nhân Nguyễn Quốc Cường: Khát vọng xây dựng thương hiệu thật, giá trị thật
-
Nguyễn Văn Thiên Vũ, CEO Công ty cổ phần Đặc sản Kinh đô: Từ bầu trời công nghệ đến chiều sâu văn hóa -
Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam gặp gỡ Quỹ Cherie Blair tại Hà Nội -
Ông Phạm Hữu Quốc được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tập đoàn Bamboo Capital -
Doanh nhân Nguyễn Lâm Vinh Dự, Tổng giám đốc KMS Technology: Đổi mới để dẫn dắt thị trường -
Nguyễn Trinh, Nhà sáng lập Bánh canh cá lóc cô Linh: Chọn học, chọn làm và chọn đứng lên -
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tại Vesak 2025: Doanh nhân hiện đại và tinh thần Phật giáo trong thời đại mới -
Doanh nhân Nguyễn Thị Ngọc Anh: Khi khó khăn, hãy vui vẻ và lạc quan để vượt qua
-
1 Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Người đặt nền móng, định hình sâu sắc nền đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ hội nhập
-
2 Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
3 Tường minh phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 43.500 tỷ đồng
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/5
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số