Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Mỹ-Trung nhất trí tái khởi động đối thoại thường xuyên
Lê Quân (Reuters) - 13/01/2020 08:49
 
Mỹ và Trung Quốc vừa thống nhất tái khởi động chương trình đối thoại 2 lần/năm để giải quyết các tranh chấp kinh tế giữa 2 bên sau khi chương trình này bị hủy bỏ do xung đột thương mại 2 bên leo thang thời gian qua.
Nguồn thạo tin cho biết, việc nối lại Đối thoại kinh tế Toàn diện Mỹ - Trung sẽ được công bố vào ngày 15/1 tới. Ảnh: AFP
Việc tái khởi động Đối thoại Kinh tế Toàn diện Mỹ - Trung dự báo được công bố vào ngày 15/1 tới. Ảnh: AFP

Một quan chức thạo tin cho biết việc nối lại Đối thoại Kinh tế Toàn diện Mỹ - Trung sẽ được công bố vào ngày 15/1 tới. Đây là một phần nội dung lễ ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa 2 bên cùng ngày.

Trên thực tế, việc khởi động lại cơ chế đối thoại kinh tế giữa hai bên đã được Nhật Báo Phố Wall thông tin trước đó.

Các cuộc họp định kỳ sẽ tạo diễn đàn cho các đối thoại cấp cao giữa 2 siêu cường kinh tế. Các phiên họp này có thể do Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc chủ trì.

Mỹ và Trung Quốc bị "sa lầy" trong thương chiến hơn 1 năm qua với liên tiếp các đòn thuế quan áp lên hàng hóa của nhau, khiến các chuỗi cung ứng toàn cầu “rung lắc” mạnh và “thổi bay” niềm tin của nhà đầu tư và giới kinh doanh.

Hai siêu cường kinh tế thiết lập cơ chế Đối thoại Kinh tế Chiến lược 2 lần/năm từ thời cựu Tổng thống George W. Bush để xử lý hàng loạt vấn đề nảy sinh khi nền kinh tế và xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng trưởng nhanh chóng đầu những năm 2000.

Cơ chế này được tiếp tục duy trì dưới thời Tổng thống Barack Obama và ban đầu cũng được Tổng thống Donald Trump ủng hộ thực hiện. Vòng đối thoại đầu tiên được chính quyền Tổng thống Trump đổi tên thành “Đối thoại Kinh tế Toàn diện” giữa 2 bên được tổ chức vào tháng 7/2017.

Tuy nhiên sau đó, các phiên đối thoại thường xuyên giữa 2 bên đề cập đến nhiều vấn đề nặng về quy trình nhưng nhẹ về kết quả thực hiện, đã bị hủy bỏ vì chính quyền Tổng thống Trump chuyển cách tiếp cận sang đối đầu nhiều hơn với Trung Quốc bằng cách dùng thuế quan để gây áp lực buộc Trung Quốc phải nhượng bộ kinh tế.

Sau tin vui thương chiến, chứng khoán châu Á lĩnh gáo nước lạnh
Phần lớn các chỉ số chứng khoán châu Á chốt phiên mất điểm chiều nay 18/12 trước nguy cơ Anh rời EU (Brexit) mà không có thỏa thuận.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư