Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 24 tháng 11 năm 2024,
Myanmar xem xét nới lỏng quy định cho ngân hàng ngoại
Thùy Liên - 30/07/2016 15:42
 
Tại buổi làm việc song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Myanmar sáng nay (30/7), lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Myanmar cho hay, Myanmar đánh giá cao sự gia nhập của BIDV với thị trường ngân hàng Myanmar, đồng thời cho biết có thể mở cửa hơn nữa đối với lĩnh vực ngân hàng.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kết nối không gian “Bốn quốc gia - Một điểm đến” diễn ra tại Myanmar, sáng nay (30/7), NHNN Việt Nam đã có buổi làm việc song phương với Ngân hàng Trung ương Myanmar . Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh đánh giá cao việc Myanmar cấp phép thành lập chi nhánh cho BIDV đồng thời cam kết sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm  liên quan đến lĩnh vực ngân hàng với nước bạn, đồng thời bắt tay nhau giám sát hoạt động của các ngân hàng có hiện diện xuyên biên giới.
Được biết, hai bên đã ký kết Ghi nhớ hợp tác nên đã có khuôn khổ khá đầy đủ để triển khai các hoạt động hợp tác trên nhiều mặt, kể cả ở cấp độ NHTW và ngân hàng thương mại.
.
Buổi làm việc song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Myanmar sáng 30/7
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh đề nghị, hai bên thống nhất các nội dung hợp tác và lịch trình cụ thể để triển khai.
Thứ nhất,  tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao với tần suất tối thiểu hai năm một lần.
Thứ hai, về chuyên môn, phía NHNN ViêT Nam muốn nghị hai bên tổ chức thường xuyên các hoạt động thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về các nội dụng, chủ đề chuyên môn phù hợp với nhu cầu và khả năng của hai bên. Năm 2016, các đơn vị liên quan của NHNN Việt Nam và NHTW Myanmar đã trao đổi, nhất trí sẽ triển khai hai hoạt động chia sẻ kinh nghiệm về nội dung liên quan đến hoạt động và công cụ của thị trường ngoại tệ và thị trường liên ngân hàng.
Thứ ba, riêng trong lĩnh vực thanh tra giám sát ngân hàng, Phó Thống đốc đề nghị hai bên xây dựng cơ chế định kỳ (6 tháng một lần) sẽ sẽ thông tin cập nhật về khuôn khổ quy chế quản lý khu vực ngân hàng của hai nước và hoạt động của các tổ chức tín dụng cho hiện diện xuyên biên giới giữa hai nước.
Thứ tư, trong khuôn khổ hợp tác đa phương (ASEAN,CLMV), NHNN Viêt Nam đề nghị hai bên tăng cường trao đổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau để triển khai hiệu quả các nội dung hợp tác trong khuôn khổ này, nhất là các cam kết hội nhập AEC.
Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Myanmar đánh giá cao sự gia nhập của BIDV vào thị trường Myanmar và cho rằng, đây là yếu tố góp phần quan trọng cho sự phát triển của thị trường tài chính Myanmar.  Phó Thống đốc cũng đồng ý với đề xuất của Việt Nam về việc tăng cường gặp gỡ lãnh đạo hai bên để chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi thông tin giám sát ngân hàng.
Lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Myanmar cũng cho hay, Myanmar muốn ưu tiên một số hoạt động hợp tác với Việt Nam, đặc biệt là hoạt động chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các chính sách tiền tệ cũng như kinh nghiệm quản lý thị trường ngoại hối và thị trường liên ngân hàng. “Chúng tôi đã thành lập thị trường ngoại hối và thị trường liên ngân hàng nhưng chưa thực sự phát triển. Việt Nam đi trước so với Myanmar , vì vậy chúng tôi mong muốn được Việt Nam chia sẻ nhiều hơn các kinh nghiệm”. 
Về vấn đề này, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cam kết, trong quá trình quản lý thị trường ngoại hối, thị trường liên ngân hàng, thực hiện các chính sách tiền tệ, Việt Nam có nhiều thành công, song cũng  có những vấp váp. Dù vậy, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ những thành công cũng như thất bại để Myanmar xem xét sút kinh nghiệm.
Hiện tại, Việt Nam mới chỉ có duy nhất ngân hàng BIDV được cấp phép thành lập chi nhánh tại Myanmar cùng chi nhánh của 10 ngân hàng ngoại khác. Ngoài ra, BIDV có một số hiện diện tại Myanmar, bao gồm: Văn phòng đại diện của BIDV, Văn phòng đại diện Công ty bảo hiểm BIDV –BIC.  Ngân hàng khác của Việt Nam là VietinBank hiện cũng đã thành lập Văn phòng đại diện tại VietinBank.
Hiện tại, giấy phép mà Myanmar cấp cho chi nhánh các ngân hàng nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ là giấy phép hoạt động hạn chế. Theo đó, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho đối tượng khách hàng là người nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài. Nếu muốn cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp bản địa, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bắt tay với ngân hàng nội địa.
Tuy nhiên, lãnh đạo ngân hàng Myanmar cho hay, thời gian tới, Myanmar có thể nới lỏng quy định, theo đó, ngân hàng nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ cho cả doanh nghiệp bản địa, thậm chí cho cả khách hàng cá nhân.
Lộ diện đối tác, đối thủ của Viettel tại Myanmar
Viettel bắt đầu bước chân vào “thị trường vàng” Myanmar, song cũng không ít thử thách đang đón chờ.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư