
-
Hòa Phát đầu tư khu công nghiệp gần 3.400 tỷ đồng tại Hải Phòng
-
Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ
-
Quảng Ngãi chuẩn bị đấu giá 18 mỏ khoáng sản
-
Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm của Quảng Ngãi đạt hơn 11,5%, dẫn đầu cả nước
-
CMC được chấp thuận là nhà đầu tư trung tâm dữ liệu 6.260 tỷ đồng tại TP.HCM -
Vẫn còn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng dự án cao tốc qua Quảng Trị
Thông tin này được Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ trả lời đại biểu HĐND TP.HCM tại phiên chất vấn sáng 8/12, kỳ họp thứ 8 HĐND TP.HCM khóa X.
![]() |
Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ trả lời chất vấn HĐND ngày 8/12 - Ảnh: Thành Nhân |
Đặt câu hỏi chất vấn Đại biểu Nguyễn Thị Nga đề nghị cho biết, hiệu quả triển khai Đề án logistic trên địa bàn TP.HCM? Sau khi thực hiện đề án chi phí logistic thay đổi như thế nào?
Trả lời câu hỏi của đại biểu, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, phát triển logistics là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thành phố được xác định tại Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ TP.HCM.
Giám đốc Sở Công thương cho biết, hiện tại doanh thu logistics của TP.HCM chiếm khoảng 8,8% GRDP và chi phí logistics của Thành phố cũng thuộc nhóm có chi phí lớn.
Khi làm đề án chi phí logistics chiếm khoảng 20% GRDP, sau khi thực hiện đề án đánh giá sơ bộ chi phí logistics giảm xuống 18,6%. “Mặc dù chi phí logistics có giảm nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra”, ông Búi Tá Hoàng Vũ đánh giá.
Về các giải pháp để thực hiện giảm chi phí logistics, ông Vũ cho hay, Thành phố đã tăng cường đào tạo nguồn nhân lực logistics; khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi số; xây dựng trung tâm logistics; Thành lập Hiệp hội logistics TP.HCM; tổ chức diễn dàn logistics hàng năm…
Riêng việc xây dựng các trung tâm logistics đang thực hiện các bước để mời gọi đầu tư Trung tâm logistics ở Khu Công nghệ cao TP.HCM. Hiện tại, dự án này đã thực hiện đến bước thứ 8 trong 12 bước. Theo kế hoạch năm 2023 sẽ xây dựng trung tâm logistics chuyên nghiệp đầu tiên tại Thành phố.
Theo quy hoạch, TP.HCM sẽ xây dựng 7 trung tâm logistics để phục vụ cho xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, đến nay Thành phố chưa xây dựng được trung tâm nào.
Nhiều doanh nghiệp logistics cho biết, để đầu tư một trung tâm logistics đúng chuẩn thì cần nguồn vốn rất lớn có thể lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Bởi vì một trung tâm logistics phải có diện tích đủ rộng (vài chục ha), được đầu tư đầy đủ chức năng vận tải, phân phối hàng hóa, có khu vực quản lý nhà nước về hải quan, thuế, trung tâm kiểm định chuyên ngành để cung cấp chuỗi dịch vụ tích hợp hoàn chỉnh.
Bên cạnh nguyên nhân về vốn, vấn đề thủ tục hiện nay cũng khiến doanh nghiệp “nản lòng”. Theo phản ánh của doanh nghiệp để đầu tư một trung tâm logistics, quy trình phải qua 12 bước, trong đó có những bước mất rất nhiều thời gian như lập, thẩm định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500; thực hiện các thủ tục về đất đai; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi…

-
Quảng Ninh tìm nhà đầu tư cho dự án 2 tỷ USD tại Khu kinh tế Vân Đồn -
Hưng Yên thu hút hơn 5,9 tỷ USD đầu tư nửa đầu năm 2025 -
Dự án điện gió khó với yêu cầu có quy hoạch đất 1/2.000 được phê duyệt -
TP.HCM áp dụng mô hình “lấy đất nuôi dự án” -
Hé lộ địa điểm thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp đường sắt -
Đề xuất đầu tư 105 km cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 22.262 tỷ đồng -
CII đề xuất đầu tư 4 cây cầu tại Thủ Thiêm theo hình thức BT mới
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City