
-
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu
-
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
-
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển
-
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
-
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
Kết thúc quý I/2024, Công ty CP Tập đoàn PAN (The PAN Group) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 3,462 tỷ đồng và lãi sau thuế 168 tỷ đồng, lần lượt tăng 37% và 58% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng tăng tới 109% lên gần 84 tỷ đồng. Như vậy, sau quý I, Tập đoàn thực hiện được 23% chỉ tiêu doanh thu và gần 19% mục tiêu lợi nhuận ròng.
Năm 2024, PAN đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 14.780 tỷ đồng và lãi sau thuế 882 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 8% so với thực hiện năm trước. Lãi ròng dự kiến 447 tỷ đồng, tăng 10%. Nếu thực hiện đúng kế hoạch, đây đều là các con số cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty.
Ban lãnh đạo PAN cho biết kế hoạch 2024 được xây dựng với kịch bản có sự thận trọng nhất định trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Lạm phát và lãi suất ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU vẫn ở mức cao, làm cho nhu cầu tiêu dùng và đơn đặt hàng từ các thị trường này phục hồi chưa rõ nét. Trong khi đó, thị trường nội địa cũng mới bước vào giai đoạn hồi phục sau hai năm 2021-2022 dịch Covid-19.
“Trong kịch bản tích cực hơn, chúng tôi kỳ vọng cả thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa sẽ có những bước hồi phục mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024 và có thể mang tới tăng trưởng cao hơn dự kiến cho các mảng kinh doanh của PAN”, đại diện Công ty chia sẻ.
Cụ thể, trong từng lĩnh vực kinh doanh chính, đầu tiên là nông nghiệp (bao gồm mảng giống cây trồng, lương thực, thuốc bảo vệ thực vật và khử trùng) dự kiến vẫn đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt.
Tuy nhiên, lợi nhuận có thể tăng thấp hơn do ảnh hưởng của biến động giá đầu vào, giá thu mua và tỷ giá tăng cao. Ngoài ra, tình hình El Nino cũng gây ảnh hưởng tới mùa vụ cây trồng, cây ăn quả và gián tiếp ảnh hưởng tới tiêu thụ các sản phẩm bảo vệ thực vật.
Tuy nhiên, mảng gạo đóng gói nhiều khả năng sẽ tiếp tục khả quan do giá gạo đang neo ở vùng cao, phần nào bù đắp cho các rủi ro và khó khăn trong mảng giống cây trồng và nông dược.
![]() |
Dự kiến doanh thu mảng tôm và cá tra của PAN đều tăng trưởng một con số. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của mảng tôm kỳ vọng tăng từ 12 - 15% khi khai thác toàn bộ diện tích vùng nuôi và lợi thế về chi phí vận chuyển cũng như thức ăn chăn nuôi. |
Ở lĩnh vực thực phẩm đóng gói, mảng bánh kẹo tiếp tục tăng trưởng tốt theo đà hồi phục từ cuối năm 2023, cộng thêm động lực tăng trưởng mới từ khai thác mạnh thị trường xuất khẩu. Mục tiêu tăng trưởng doanh thu 15%, còn lãi trước thuế chỉ tăng một con số với ước tính tình hình giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao hơn năm 2023.
Trong khi đó, mảng hạt xuất khẩu mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng tốt 10-15%. Dự kiến trong năm 2024 sẽ khôi phục hoàn toàn được việc bán hàng cho các khách hàng truyền thống cũng như đẩy mạnh được thị trường Nhật Bản.
Ở lĩnh vực thuỷ sản, PAN nhận định sẽ chưa khởi sắc nhanh, ít nhất trong nửa đầu năm, do các thị trường tiêu thụ chính như Mỹ và EU vẫn lạm phát cao, đơn hàng chưa hồi phục mạnh mẽ như kỳ vọng.
Mảng tôm, kế hoạch tăng trưởng doanh thu một con số nhưng lãi trước thuế dự kiến cao từ 12-15%, do kỳ vọng biên lợi nhuận cao hơn khi khai thác toàn bộ diện tích ao tự nuôi và sự giảm nhiệt trong chi phí vận chuyển và thức ăn chăn nuôi.
Mảng cá tra, chịu ảnh hưởng lớn từ bối cảnh thị trường xuất khẩu và mặt bằng giá xuất khẩu chưa có nhiều cải thiện nên dự kiến doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng một con số.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PAN tuần qua, trả lời các cổ đông việc liệu tập đoàn có cơ cấu định hướng hướng tập trung mảng nào là chính, Chủ tịch PAN Nguyễn Duy Hưng khẳng định vẫn tập trung mảng nông nghiệp, thuỷ sản và thực phẩm đóng gói.
Những mảng mà tập đoàn đang kinh doanh đều vì các mục tiêu quan trọng ngay từ khi thành lập. PAN sẽ tập trung cả ba mảng là nông nghiệp, thuỷ sản và thực phẩm đóng gói, mong muốn biến nông nghiệp trở thành mũi nhọn của tập đoàn, vươn tầm thế giới.
“Chúng tôi sẽ làm tất cả các mảng kinh doanh và không giẫm chân nhau. Mặc dù quản lý nhiều doanh nghiệp khác nhau nhưng kết quả kinh doanh và dòng tiền đều rất tốt, thậm chí những nợ trái phiếu đều trả đúng hạn và không phải tái cơ cấu”, ông Hưng cho biết.
Liên quan đến kế hoạch M&A trong năm nay hay trong vòng 3 năm tới, ông Hưng cho biết, hiện chưa nhìn thấy doanh nghiệp phù hợp, thích ứng với các mảng kinh doanh chiến lược.
“Trước khi M&A cần trả lời câu hỏi đầu tiên là M&A để làm gì? Mục tiêu cuối cùng vẫn là tăng hiệu quả, hòa nhập với thương hiệu, làm cho tài chính và hoạt động của PAN trở nên mạnh mẽ hơn. Nếu có kế hoạch M&A, chúng tôi sẽ xin ý kiến cổ đông”, ông Hưng nói.

-
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng -
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục -
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới -
ĐHĐCĐ SASCO: Chia cổ tức cao kỷ lục, định hướng chiến lược hướng sân bay Long Thành -
Ông Phạm Ngọc Thuận bất ngờ từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc tại Becamex IDC
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh