
-
Hà Nội yêu cầu khẩn trương cắt giảm 30% điều kiện đầu tư, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp
-
BSR nhận Hồ sơ thiết kế FEED Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất
-
Hai tập đoàn hạ tầng hàng đầu Việt Nam hưởng ứng mạnh mẽ Nghị quyết số 68
-
Dự kiến sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và cấp C/O
-
Hướng dẫn giải pháp tạm thời trước sự cố hệ thống điện tử của hải quan -
Doanh nghiệp vẫn tiếp tục đăng ký mới, dù chậm lại
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Phú Yên cho biết, Tập đoàn Hòa Phát đang đề xuất đầu tư 3 dự án gồm: dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Tâm (giai đoạn 1) quy mô diện tích 491 ha, vốn đầu tư khoảng 4.381 tỷ đồng; dự án Cảng Bãi Gốc quy mô diện tích khoảng 527 ha, vốn đầu tư khoảng 24.000 tỷ đồng và dự án Khu liên hợp Gang thép tại Khu công nghiệp Hòa Tâm, vốn đầu tư khoảng 86.000 tỷ đồng.
Theo kế hoạch của Tập đoàn Hòa Phát, Khu liên hợp Gang thép sẽ đi vào hoạt động thương mại năm 2029 và sản phẩm đường ray sẽ phục vụ dự án Đường sắt tốc độ cao.
![]() |
Phối cảnh khu liên hợp thép của Hoà Phát tại Bãi Gốc, Phú Yên. |
Trước đó, Hòa Phát cho biết cơ cấu sản phẩm dự kiến của Khu liên hợp này tập trung vào các dòng thép chất lượng cao phục vụ cơ khí chế tạo như thép đường ray, thép tấm, thép kết cấu, thép hình, thép thanh tròn trơn (SBQ).
Khi sẵn sàng mặt bằng Hòa Phát có thể sẵn sàng triển khai dự án sản xuất thép ray cho đường sắt cao tốc, cả về công nghệ, đội ngũ nhân lực và địa điểm sản xuất.
Là nhà sản xuất thép Việt Nam duy nhất làm được thép công nghệ cao, Chủ tịch Hòa Phát khẳng định, doanh nghiệp này đảm bảo đầu tư thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thép ray tốt nhất, chất lượng cao nhất như châu Âu đang sản xuất.
Được biết, các đối tác G7 cung cấp thiết bị công nghệ cho Hòa Phát như Danieli, SMS… đều nắm vị trí hàng đầu thế giới trong việc sản xuất thép đường ray ở châu Âu, châu Á.
Hiện nay, trong Khu kinh tế Nam Phú Yên và các khu công nghiệp của tỉnh Phú Yên đã thu hút được 121 dự án đầu tư, với tổng diện tích đất đăng ký hơn 371 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 7.562 tỷ đồng và 44,2 triệu USD. Tổng vốn đầu tư thực hiện 5.093 tỷ đồng và 63,54 triệu USD.
Trong đó, có 85 dự án đang hoạt động, 4 dự án đang tạm ngừng hoạt động, 32 dự án đang triển khai đầu tư.
Các dự án đang hoạt động chủ yếu các ngành nghề: chế biến thủy sản xuất khẩu, chế biến gỗ xuất khẩu, sản xuất phân bón, sản xuất linh kiện điện tử, may mặc xuất khẩu, sản xuất thuốc tân dược, sản xuất bia và một số ngành nghề khác

-
Hà Nội yêu cầu khẩn trương cắt giảm 30% điều kiện đầu tư, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp
-
BSR nhận Hồ sơ thiết kế FEED Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất
-
Hai tập đoàn hạ tầng hàng đầu Việt Nam hưởng ứng mạnh mẽ Nghị quyết số 68
-
Phải có cách làm mới, làm khác để thực hiện bằng được các mục tiêu của Nghị quyết 68
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 7/5/2025 -
Dự kiến sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và cấp C/O -
FECON và Đèo Cả bắt tay hợp tác chiến lược -
Hướng dẫn giải pháp tạm thời trước sự cố hệ thống điện tử của hải quan -
Đâu là nguyên nhân khiến tình hình đăng ký doanh nghiệp mới tăng tích cực -
Vietjet ra mắt hãng hàng không Vietjet Qazaqstan -
Hanoisme tôn vinh 30 năm phát triển, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư