Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 16 tháng 01 năm 2025,
Nam Định: Người dân nông thôn ngày càng giàu có và thịnh vượng
Phương Liên - 28/09/2023 13:01
 
Đó là mục tiêu mà Nghị quyết 06-NQ/TU của Đảng bộ tỉnh Nam Định về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 đã đề ra.
Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết, Nam Định đã đạt được nhiều kết quả vượt bậc với 189 xã, thị trấn đạt nông thôn mới nâng cao, 19 xã nông thôn mới kiểu mẫu vượt rất xa mục tiêu đề ra, tạo sức sản xuất ngày một mạnh hơn, nông thôn giàu, đẹp hơn, gần hơn với thị thành.

Chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Ngay sau khi Đảng bộ tỉnh Nam Định ban hành Nghị quyết số 06, HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết triển khai thực hiện. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 82/KH- UBND, đồng thời, ban hành các kế hoạch, quyết định và nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, đôn đốc các sở, ngành, địa phương. Các huyện ủy, thành ủy đã ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Các xã, thị trấn ban hành Nghị quyết và tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng NTM nâng cao, kiêu mẫu ở địa phương. Xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, là cuộc vận động lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực với sự tham gia tích cực của đông đảo người dân,

UBND tỉnh đã chỉ đạo lập và phê duyệt quy hoạch chung xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025. Các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành lập quy hoạch chung xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025.

Từ các kết quả vượt bậc sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 06, Nam Định tiếp tục đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ bản các xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao, 25% xã trở lên đạt NTM kiểu mẫu, 50% số huyện đạt chuẩn NTM nâng cao và 1 đến 3 huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Từ năm 2021 đến năm 2022, hạ tầng giao thông tiếp tục được quan tâm, đầu tư, cải tạo, nâng cấp đảm bảo đồng bộ, kết nối thông suốt từ đường dong xóm, trục xóm, liên xóm, trục xã, liên xã đến các tuyến huyện lộ, tỉnh lộ, quốc lộ.

Hệ thống điện và các công trình thủy lợi từ cấp tỉnh đến cấp xã tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp, đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên đạt 100%, đảm bảo tưới tiêu cho 100% diện tích canh tác. 172 chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất, siêu thị và cửa hàng tiện ích phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn nông thôn.

Tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, tạo mặt bằng thu hút nhà đầu tư, tạo nguồn thu cho ngân sách, tạo việc làm cho người dân nông thôn. Phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp và doanh nghiệp nông thôn gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, mở rộng các vùng nguyên liệu, xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống trường học các cấp liên tục được tăng cường cơ sở vật chất. Tính đến tháng 5/2023, có 91,8% trường đạt chuẩn quốc gia, 80,6 % trường đạt chuẩn Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn. Công nghệ thông tin được ứng dụng hiệu quả trong công tác quản lý điều hành. 10/10 huyện, thành phố và 204/204 xã, thị trấn đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản trong điều hành, giải quyết công việc.

Những kết quả vượt bậc

Tỉnh Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình Mục tiêu quốc gia đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng NTM nâng cao,

kiểu mẫu.

Đến tháng 7/2023, toàn tỉnh đã có 189 xã, thị trấn (chiếm 92,65%) được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, vượt rất xa so với mục tiêu Nghị quyết 06-NQ/TU. Trong đó có 19 xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, trên 10% so với tổng số xã (10 xã NTM kiểu mẫu nổi trội về Giáo dục, 4 xã NTM kiểu mẫu nổi trội về Văn hoá, 2 xã NTM kiểu mẫu nổi trội về sản xuất, 2 xã NTM kiểu mẫu nổi trội về an ninh trật tự, 1 xã NTM kiểu mẫu nổi trội về Chuyển đối số). Hiện có 6 xã hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM kiếu mẫu năm 2023.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn được tập trung đầu tư, cải tạo nâng cấp đồng bộ theo quy hoạch, kết nối với hạ tầng của tỉnh và khu vực. Hệ thống thông tin, truyền thông phát triển nhanh, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận chính sách, pháp luật và tri thức mới. Nhiều địa phương của Nam Định đang thực sự trở thành miền quê đáng sống.

Kinh tế nông nghiệp, nông thôn có sự chuyến biến rõ nét, có bước phát triển mới theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô, chất lượng, hiệu quả cao hơn. Toàn tỉnh đã xây dựng được 458 mô hình “cánh đồng lớn" với tổng diện tích 21.844 ha, trong đó có 3.121 ha được bao tiêu sản phẩm. Giảm mạnh chăn nuôi nhỏ lẻ, phát triển nhanh chăn nuôi hàng hóa theo mô hình doanh nghiệp, trang trại, gia trại. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2022 đạt trên 149.000 tấn, đã có 39 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Kinh tế thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7-8%/năm, chuyển mạnh sang nuôi trồng, giảm khai thác, tích cực chống khai thác bất hợp pháp, không theo quy định (IUU).

Thu nhập của người dân nông thôn năm 2022 đạt 65 triệu đồng/người, cải thiện đáng kể và thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Kinh tế tập thể và hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh có bước phát triể mạnh. Có 385 hợp tác xã, trong đó 64 mô hình hợp tác xã nông nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho các hộ nông dân. Nhiều doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất, chế biến hiện đại, góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm. Trên 36 cơ sở kinh doanh nông sản an toàn có truy xuất nguồn gốc. Một số sản phẩm nông nghiệp đã xuất khẩu trực tiếp vào thị trường châu Âu, Nhật Bản, tạo động lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn năm 2022 đạt 71,6%. Phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn đã trở thành giải pháp quan trọng tạo việc làm, chuyến dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập và làm thay đổi cơ cấu thu nhập của hộ dân nông thôn. Chương trình OCOP tiếp tục gắn chặt với NTM nâng cao, kiểu mẫu. Đến tháng 7 năm 2023, Nam Định có tới 330 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên, 2 sản phẩm đang đề nghị Trung ương công nhận 5 sao.

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao... tiếp tục phát triển. Toàn tỉnh đã trồng được 2.775 km đường hoa. NTM nâng cao, kiểu mẫu phát triển theo hướng hiện đại, sáng, xanh, sạch, đẹp, điều kiện sống và làm việc của người dân được nâng cao, được nhiều địa phương tới thăm quan, học tập.

Tổng vốn huy động thực hiện xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2023 trên địa bàn tỉnh đạt trên 18.000 tỷ đồng.

Năm 2025 cơ bản các xã, thị trấn đạt Nông Thôn Mới nâng cao

Từ các kết quả vượt bậc sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 06, Nam Định tiếp tục đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ bản các xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao, 25% xã trở lên đạt NTM kiểu mẫu, 50% số huyện đạt chuẩn NTM nâng cao và 1 đến 3 huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Bảy nhiệm vụ và giải pháp đã được quán triệt. Trọng tâm là tiếp tục các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 06-NQ/TU, Kế hoạch số 82/KH-UBND, tố chức triển khai thực hiện tốt phong trào "Nam Định chung sức xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”.

Củng cố, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn. Chú trọng đầu tư xây dựng mới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị, ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, công nghiệp, thương mại, dịch vụ...

Tập trung huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa để xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triến bền vững. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với nền nông nghiệp hàng hóa. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng “cánh đồng lớn”. Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, hồ trợ thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Từng bước đào tạo lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn chuyên nghiệp, lành nghề

Chú trọng thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư, phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến. Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP. Phát triển công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề nông thôn gắn với du lịch sinh thái, du lịch nông thôn.

Đẩy mạnh chuyển đổi số xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số và thúc đấy hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng nhanh và bền vững. Quản lý, bảo vệ môi trường và làm đẹp cảnh quan nông thôn ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp.

Lừa cả tiền của cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam định "chạy án"
Đặng Việt Hà, nguyên Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam lo sợ sai phạm bị phát hiện nên đã thông qua Phó phòng Kiểm định xe cơ giới đưa cho ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư