Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 20 tháng 01 năm 2025,
“Ngậm đắng, nuốt cay” với voucher giảm giá
Kiều Dinh - 27/11/2014 13:07
 
Sử dụng voucher người nào may mắn thì được phục vụ đàng hoàng, nhưng phần nhiều cầm phiếu voucher là rước lấy bực mình vào thân - nhiều khách hàng “thương tích đầy mình” vì dính đòn lừa từ quà tặng voucher, đúc rút.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
 
Nhiều website bán thực phẩm chức năng 'lĩnh' án phạt
Điểm mặt 6 website thương mại điện tử bị phạt do vi phạm
Facebook lấn sâu vào lĩnh vực thương mại điện tử
Voucher du lịch: của rẻ là của ôi
   
  Xu hướng dùng voucher làm quà tặng đang trở nên phổ biến  

Ở Hà Nội, trong khi người tiêu dùng thờ ơ với thị trường nhan nhản chiêu khuyến mãi “khủng” thì xu hướng dùng voucher làm quà tặng đang trở nên phổ biến. Từ cửa hàng từ thời trang tới các trung tâm làm đẹp đều dùng voucher tặng khách hàng dịp khai trương, sinh nhật, hay các chương trình tri ân khách hàng.

Thực tế, đây là “chiêu” khuyến mãi, giảm giá mới để lôi kéo khách và hiệu quả cao hơn rất nhiều với kiểu khuyến mại truyền thống. Khách hàng, hoặc có thể tự kiểm nghiệp dịch vụ sản phẩm, hoặc có thể dùng voucher để tặng người thân, như vậy vô tình đã gián tiếp quảng cáo miễn phí cho họ.

Song, nhiều khi, voucher đã bị các cửa hàng lợi dụng để lừa khách một cách tinh vi.

Ngậm đắng với trăm kiểu “voucher lừa”

Anh Minh Sơn, ở quận Long Biên, Hà Nội được tặng 6 gói voucher của thẩm mỹ viện MT, trị giá mỗi gói là 150.000 đồng. Sơn cùng mấy người bạn đến trung tâm này để massage thư giãn. Sau khi làm xong, anh và các bạn ngạc nhiên vì nhân viên đưa ra hóa đơn thanh toán với những lý do: voucher chỉ sử dụng cho dịch vụ massage chân, thêm 50.000 đồng cho massage đá nóng, 150.000 đồng massage body cho mỗi người. Bức xúc vì không được báo trước, anh Sơn được nhân viên tên X. tại đây giải thích thờ ơ: “Bên em thực hiện theo yêu cầu của khách hàng, còn anh không đọc kỹ điều kiện in trong voucher”. Vì đi cùng bạn, không muốn làm to chuyện, nên Sơn đành ngậm ngùi trả phí cho đống hóa đơn vô lý này.

Cùng tâm trạng như anh Sơn, Khánh My ở Cầu Giấy (Hà Nội), chia sẻ: “Hai ngày trước em mua voucher của salon làm tóc trên một trang bán hàng online trị giá 285.000 đồng. Khi em đến làm kiểu tóc hợp mốt mà em rất thích, anh nhân viên nhẹ nhàng bảo voucher chỉ áp dụng cho liệu trình sử dụng hóa chất, còn tiền cắt tóc, nối light được tính riêng. Sau khi em nhẩm tính, cộng tất cả chi phí cũng hơn 800.000 đồng, không hề rẻ chút nào. Sau này nếu có mua voucher, em phải tìm hiểu thật kĩ để tránh việc bị lừa như này nữa, tránh mất tiền oan”.

Còn trường hợp chị Quyên “đau” hơn vì ôm voucher “rước họa” vào thân. Chị kể, dạo gần đây thấy da mặt xấu đi nhiều vì mụn, nghe lời đồng nghiệp giới thiệu về trung tâm làm đẹp có uy tín trên đường Kim Mã đang có chương trình khuyến mãi voucher trị giá 5 triệu đồng với cam kết điều trị xóa sạch mụn. Song, khi tới spa này trị mụn cho lần trị liệu thứ hai, chị tá hỏa khi được nhân viên giải thích gói voucher này chỉ áp dụng cho 1 lần trị liệu trong tổng số 3 bước là trị mụn, xóa mờ vết thâm, làm sáng da ngăn ngừa mụn tái phát. Điều đó đồng nghĩa với việc chị phải trả phí cho 2 lần trị liệu còn lại, hoặc mua 2 gói voucher nữa. Không còn cách nào khác, chị đành phải bỏ thêm 10 triệu để hoàn thiện việc điều trị đang dang dở - số tiền không hề nhỏ làm chị “tiếc đứt ruột”.

voucher, quà-tặng, miễn-phí, khuyến-mãi, mỹ-phẩm, chăm-sóc-sức-khỏe, thời-trang

Nhiều trung tâm tung chiêu giảm giá voucher nhằm lôi kéo khách hàng, nhưng trên thực tế mức giảm không đáng là bao còn khiến khách hàng bực mình như bị lừa.

Đòn lừa “cao thủ”

Các cửa hàng, trung tâm làm đẹp thường kích thích vào tâm lý của khách hàng là ham giá rẻ, giá sốc khi giảm từ 40-80% giá trị của mặt hàng. Trong khi đó, điều kiện áp dụng thì in bằng chữ nhỏ li ti và đưa vào góc khuất trên mặt phiếu thanh toán voucher. Nếu không xem xét kĩ, khách hàng rất dễ bị lừa trong tình trạng “ngậm đắng, nuốt cay” mà không làm được gì vì những lý do bên nhà khuyến mại đưa ra với bằng chứng không thể chối cãi.

Trường hợp chị Quyên, sau khi điên đầu với gói voucher trị mụn, chị bất bình phản ánh với trang bán hàng online mà chị đã mua thì nhân viên bán hàng giải thích qua loa, thiếu trách nhiệm là do chị không tìm hiểu kĩ về hình thức mua hàng qua mạng và có gì thắc mắc thêm chị đến hỏi trực tiếp nơi chị sử dụng phiếu voucher. Chị chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm.

Hoặc có trường hợp cửa hàng mỹ phẩm phục vụ khách hàng được tặng voucher một cách miễn cưỡng, làm cho xong. Chị Hoa ở Long Biên (Hà Nội) được tặng một voucher chăm sóc da mặt miễn phí nhân dịp sinh nhật mình của hãng mỹ phẩm Y.S.L. trên phố Hàng Bông. Khi chị đến làm, nhân viên ở đây đón tiếp lạnh nhạt. Thời gian chăm sóc da, chị có hỏi nhân viên phục vụ, thì được trả lời là 45 phút, nhưng chưa đầy 30 phút chị đã thấy cô này nói là xong rồi. Trong quá trình làm, nhân viên còn bỏ qua một số bước khiến chị phải nhắc (như hút mụn cám) hoặc làm qua loa nên chị thấy cảm thấy da mặt mình không được cải thiện chút này sau khi được chăm sóc. Từ đó, chị Hoa không hào hứng với việc được tặng voucher như trước và tránh xa cửa hàng mỹ phẩm này.

Trao đổi với anh Tú, chuyên viên khảo sát thị trường của một công ty trên phố Bùi Thị Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, anh cho hay hiện có rất nhiều cửa hàng tự nâng giá cao ngất ngưởng rồi tung ra voucher giảm giá nhưng thực tế giá vẫn tương đương. Khách hàng khi mua nên tham khảo kĩ các điều kiện ghi trên phiếu voucher, tránh mua cái bực vào người.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư