-
Lãnh đạo ngân hàng nhận lương khủng; Lãi vay gói 120.000 tỷ đồng sắp giảm thêm -
Ngân hàng Nhà nước: Có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% -
Cử tri nhiều tỉnh, thành đồng loạt kiến nghị về quản lý thị trường vàng -
Standard Chartered Việt Nam bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên -
Ngư dân bể nợ vì tàu 67, Ngân hàng Nhà nước nói gì? -
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà
Không chỉ ở các nhà băng quy mô nhỏ và vừa, mà ngay cả ngân hàng lớn cũng ra sức cạnh tranh huy động hút tiền nhàn rỗi |
Lãi suất lên tới 8,1%/năm
Hiện lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm, nhất là ở các kỳ hạn dài đã được các ngân hàng quy mô nhỏ và vừa tăng lên mức kịch trần 8 - 8,1%/năm. Chẳng hạn, tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), khách hàng gửi tiết kiệm online lãi suất lên 8%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Đối với kỳ hạn 13 tháng, VietBank cũng áp dụng mức lãi suất trên đối với tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn truyền thống, tiết kiệm linh hoạt vốn lãnh lãi cuối kỳ, mở mới, nhưng với mức gửi từ 500 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, các nhà băng còn tung thêm chương trình khuyến mãi lớn, nhằm tăng tiện ích thu hút khách hàng gửi tiền. Đơn cử, KienlongBank triển khai chương trình khuyến mại “Gửi tiền Kiên Long - Nhận quà liền tay - Trúng ngay xế hộp”, dành cho khách hàng gửi tiết kiệm trên toàn quốc, với hơn 35.000 phần quà hấp dẫn, tổng giá trị trên 5,4 tỷ đồng…
Không chỉ ở các nhà băng quy mô nhỏ và vừa, mà ngay cả ngân hàng lớn cũng ra sức cạnh tranh huy động hút tiền nhàn rỗi. Cụ thể, BIDV huy động vốn kỳ hạn 3 tháng lãi suất lên tới 5,5%/năm, Eximbank áp dụng mức cao nhất 7,5%/năm cho kỳ hạn 18 - 36 tháng, với số tiền gửi 500 tỷ đồng trở lên…
Việc lãi suất “neo” ở mức cao, theo nhận định của chuyên gia tài chính Huỳnh Trung Minh là do dòng chảy tín dụng đang dần được cải thiện, các nhà băng tăng cường huy động vốn, nhằm đón đầu cơ hội kinh doanh được cho là sẽ tiếp tục khởi sắc trong các tháng cuối năm.
Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa vẫn được cho là việc ngân hàng phải cơ cấu lại nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn khi phải giảm tỷ lệ này từ 60% xuống 50% theo quy định tại Thông tư 06/2016/TT-NHNN. Thực tế cho thấy, tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng đang thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng.
Cạnh tranh hút vốn để đẩy mạnh cho vay
TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế - tài chính cho rằng, thị trường bất động sản ấm lên hút nguồn tiền nhàn rỗi sang nhà, đất. Thêm vào đó, tín dụng cho vay mua nhà của các ngân hàng đang gia tăng, nên các nhà băng tranh thủ cơ hội để đẩy mạnh cho vay.
Tuy nhiên, theo TS. Trần Du Lịch, nếu không cẩn trọng sẽ dễ lặp lại tình trạng trước đây khi các ngân hàng chạy đua huy động vốn đổ vào thị trường bất động sản, tạo ra bong bóng với tín dụng và thị trường nhà đất. Bên cạnh đó, tín dụng tiêu dùng đang được các ngân hàng đẩy mạnh cùng với sự tăng trưởng vượt trội của các công ty tài chính trong và ngoài nước là lý do để các ngân hàng cạnh tranh huy động tiền gửi tiết kiệm.
Xu hướng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đang tăng mạnh với tốc độ tăng bình quân tới khoảng 20%/năm. Nghiên cứu mới đây của Viện Quản trị kinh doanh (Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho thấy, trong các kênh vay vốn như công ty tài chính tiêu dùng, công ty bảo hiểm, hiệu cầm đồ thế chấp, tín dụng đen… thì ngân hàng vẫn là nguồn được người dân tin tưởng và sẵn sàng vay nhất.
Theo thống kê, mỗi ngân hàng có những gói vay vốn khác nhau, khách hàng sẽ được ưu đãi lãi suất trong thời gian đầu dao động từ 6,8 - 9,0%, tùy theo thời gian vay. Lãi suất kỳ tiếp theo, một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất tiết kiệm 13 tháng cộng với biên độ lãi suất từ 2,8 - 4,5%/năm.
Nhằm giải tỏa nỗi lo về tài chính cũng như tạo thêm động lực để người tiêu dùng mạnh dạn vay vốn, một số ngân hàng đã triển khai các gói vay dài hơi, hỗ trợ nhiều hơn cho những người có nhu cầu. Trong số này, gói tín dụng “Lựa chọn thông thái – Gặt hái thành công” của PVcomBank ưu đãi lãi suất chỉ từ 6,8%/năm, với tổng hạn mức vay 9.300 tỷ đồng.
Định hướng của các ngân hàng tập trung đẩy mạnh cho vay nhỏ, lẻ được cho là để phân tán rủi ro, trong khi biên lợi nhuận thu về rất lớn, với mức chêch lệch giữa lãi suất huy động và cho vay lên tới 4 - 5%. Thế nhưng, theo TS. Trần Du Lịch, nếu không cẩn trọng sẽ khó tránh được rủi ro nợ xấu.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cũng cho rằng, các ngân hàng đẩy mạnh huy động phải tính toán làm sao để sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, bởi lãi suất luôn là con dao hai lưỡi.
-
Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó -
Cử tri nhiều tỉnh, thành đồng loạt kiến nghị về quản lý thị trường vàng -
Standard Chartered Việt Nam bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên -
Ngư dân bể nợ vì tàu 67, Ngân hàng Nhà nước nói gì? -
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
Ngân hàng NCB ưu đãi lớn mừng sinh nhật 29 năm -
Chỉ trong 7 ngày, hơn 1 tỷ USD tháo chạy khỏi các quỹ ETF bitcoin
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
3 Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
4 Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
5 Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng