-
Brand Finance: Sacombank vào top 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam -
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng -
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú trả lời tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 7/9. Ảnh: Nhật Bắc |
Trả lời câu hỏi của Báo điện tử Đầu tư về khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 7/9, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, báo cáo tại cuộc họp Chính phủ sáng cùng ngày, dư nợ tín dụng đến thời điểm này đã tăng 7,15%, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước.
Phó Thống đốc cho biết, những tháng đầu năm tín dụng tăng trưởng âm, có thời điểm âm tới 2% trong 3 tháng đầu năm. Từ tháng 4 trở đi, tăng trưởng tín dụng khá tích cực, tăng trưởng trong tháng 7, tháng 8 tích cực hơn. So với thời điểm này của năm 2023, tăng trưởng tín dụng mới đạt 5,33% và cuối năm vẫn đạt được con số mục tiêu đặt ra là 13,71%.
Như vậy, với tốc độ cũng như xu hướng chung của nền kinh tế khởi sắc năm nay, tốc độ tăng trưởng trên tất cả các mục được đánh giá là rất tích cực, Ngân hàng Nhà nước tin rằng có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%.
Cũng theo ông Tú, mục tiêu tăng trưởng 15% là con số định hướng trong điều hành, không phải con số áp đặt, nhưng cần tập trung thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, mở rộng đầu tư để góp phần tăng trưởng nền kinh tế. "Ngân hàng Nhà nước ngay từ đầu năm đã đặt ra những nhiệm vụ rất quyết liệt để tăng trưởng tín dụng. Chúng tôi ra hàng loạt giải pháp, biện pháp rất tích cực với kinh nghiệm từ những năm trước cũng như biện pháp của riêng năm nay", Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.
Trong đó, việc phân bổ và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các tổ chức tín dụng ngay từ cuối năm 2023 đã phân bổ hết chỉ tiêu 15% cho tất cả các ngân hàng để các ngân hàng thương mại chủ động trong cấp tín dụng.
Đồng thời đã có các biện pháp để từng bước hạ lãi suất. Số liệu cho thấy lãi suất đã giảm khá tích cực, cụ thể lãi suất cho vay những khoản mới hiện nay trung bình là 6,23%, giảm 0,86% so với cuối năm 2023; lãi suất huy động 3,84%, tăng 0,23%, chủ yếu là một số ngân hàng thương mại nhỏ. "Có thể nói, lãi suất huy động tăng nhưng lãi suất cho vay giảm, chênh lệch đầu vào - đầu ra thu hẹp, đồng nghĩa là các ngân hàng thương mại đã chia sẻ với doanh nghiệp rất nhiều", Phó Thống đốc nhận định.
Một yếu tố cũng được ông Tú nhắc tới là tỷ giá ổn định, mức mất giá của đồng tiền đến nay mới chỉ có 1,5%, thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì tỷ giá ổn định, hợp lý và thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, thanh khoản cho nền kinh tế và thanh khoản các tổ chức tín dụng đồng thời giảm, tức là khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay, kể cả room tín dụng cũng như nguồn lực, nguồn vốn thanh khoản, đều đủ cho nhu cầu vốn tín dụng. Điều quan trọng lúc này là khả năng hấp thụ nhu cầu vốn vay, cần đẩy mạnh nhu cầu vay vốn và khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, thông qua nhiều chính sách vĩ mô khác.
Sau khi Luật Tổ chức tín dụng mới có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước đã tháo gỡ rất nhiều hay nói đúng hơn là tinh gọn rất nhiều thủ tục, điều kiện cho các ngân hàng thương mại có căn cứ pháp lý để đẩy mạnh việc cho vay. Bên cạnh đó là ứng dụng công nghệ trong hoạt động tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người vay cũng như người cho vay.
Về các gói tín dụng lớn, Phó Thống đốc cho biết, gói tín dụng cho xuất khẩu thủy hải sản đã giải ngân vượt con số dự kiến 30.000 tỷ, đạt 36.000 tỷ. Sáng nay, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo chung, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tăng số dư của gói này lên dự kiến khoảng 50.000 - 60.000 tỷ.
Đối với gói tín dụng cho nhà ở xã hội 140.000 tỷ (vì có thêm 4 ngân hàng thương mại tham gia) cũng sẽ tiếp tục tăng ưu đãi, giảm lãi suất, thời hạn kéo dài từ 5 năm lên 10 năm để giúp người mua nhà có điều kiện tiếp cận cũng như giải ngân tích cực gói này.
"Với con số dư nợ tín dụng tới thời điểm hiện nay và bằng những chính sách của ngành cũng như chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự đồng bộ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chúng tôi hi vọng cuối năm nay mức tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục góp phần cho việc đạt được mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế từ 6,5 đến 7%", Phó Thống đốc khẳng định.
-
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD -
Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến? -
VietinBank dự kiến lãi trước thuế 26.300 tỷ đồng trong năm 2024 -
Lợi nhuận ngân hàng quý III/2024 chưa như kỳ vọng -
Ngân hàng Nhà nước hút ròng 66.907 tỷ đồng, đà tăng lãi suất giảm mạnh -
Sacombank đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số
-
1 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
2 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
3 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
4 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024