
-
Vàng SJC bật tăng mạnh sát ngày vía Thần Tài
-
Săn lì xì đầu năm khi giao dịch qua ngân hàng
-
Vàng quốc tế điều chỉnh nhẹ, giá vàng nhẫn SJC vẫn tăng cao trước ngày Thần Tài
-
Vàng tăng vọt đón Thần Tài năm Quý Mão gõ cửa
-
LienVietPostBank vượt gần 20% chỉ tiêu lợi nhuận dù trích dự phòng tăng -
ATM không còn "tắc nghẽn" dịp Tết năm nay
Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động năm 2021 tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước, lên 37.100 tỷ đồng, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ từ cả thu nhập lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ.
![]() |
Thu nhập từ lãi đạt 26.700 tỷ đồng, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm trước, dẫn dắt bởi biên lãi thuần (NIM - tính trên 12 tháng gần nhất) đạt 5,6% (so với mức 4,9% của năm 2020).
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 42,4%, đạt 7.800 tỷ đồng với sự đóng góp từ tất cả các loại phí chủ chốt. Thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB), cấu phần lớn nhất trong thu nhập từ hoạt động dịch vụ, đạt 3,6 nghìn tỷ và tăng trưởng 32,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phí từ hoạt động phân phối trái phiếu của Techcombank năm qua cũng tăng 57,4% và phí từ các dịch vụ khác tăng 66,7% trong năm 2021, do Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (Techcom Securities - TCBS) tiếp tục cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ mới để phục vụ với tập khách hàng lớn hơn (tăng 30%).
Phí dịch vụ bảo hiểm vẫn tiếp tục tăng 88,4% trong năm 2021, nâng mức phí này lên 1.600n tỷ đồng. Doanh thu khai thác mới (APE) trong quý IV/2021 tăng 39,5% so với cùng kỳ năm ngoái, và tăng 104,5% so với quý III, sau khi các biện pháp giãn cách xã hội dần được nới lỏng, và nhờ đẩy mạnh mối quan hệ đối tác giữa Techcombank và Manulife Việt Nam.
Chi phí hoạt động của Techcombank tăng 24,6% so với cùng kỳ, đạt 11.200 tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 30,1%. Các khoản đầu tư vào công nghệ và chi phí marketing bắt đầu tăng trở lại khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, đồng thời tập khách hàng của cả Techcombank và TCBS đều tăng.
Còn chi phí dự phòng ở mức 2.700 tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, do ngân hàng chủ động trích trước đầy đủ dự phòng cho các khoản vay tái cơ cấu vào cuối năm 2021, thay vì phân bổ trong 3 năm với mức yêu cầu tối thiểu bắt buộc là 30% cho năm đầu.
Đáng chú ý, tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) của Techcombank dẫn đầu ngành đạt mức 50,5% đến cuối năm 2021. Củng cố vị thế đầu ngành về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lần lượt đạt mức 50,5% và 3,7%.
Kết quả, Techcombank đạt kỷ lục lợi nhuận hơn 1 tỷ USD lợi nhuận trước thuế trong năm 2021. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II vững mạnh, đạt 15,0%.
Tổng tài sản Techcombank đến cuối 2021 đạt 568.800 tỷ đồng, tăng 29,4% so với cuối năm 2020. Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng cuối năm 2021 đạt 388.300 tỷ đồng, tăng 22,1% so với cuối năm 2020, theo đúng hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp.
Tăng trưởng dư nợ tín dụng được dẫn dắt bởi sự gia tăng của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 161.700 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng cấp cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng doanh nghiệp lớn (bao gồm cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) tăng 16,6% so với cuối năm 2020, đạt 248.500 tỷ đồng.
Tổng tiền gửi tại ngày 31 tháng 12 năm 2021 là 314.800 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cuối năm ngoái. Các nguồn huy động vốn khác như khoản vay hợp vốn và giấy tờ có giá tăng trưởng lành mạnh, lần lượt đạt 27.300 tỷ đồng (tăng 136,6% so với 2020) và 33.700 tỷ đồng (tăng 20,7% so với 2020).
Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu cuối quý 4 năm 2021 ở mức 0,7% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh, 162,9%, phản ánh sự thành công trong chiến lược quản trị của ngân hàng để vượt qua bất ổn do đại dịch Covid-19.
Nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là 1.900 tỷ đồng, tương đương 0,5% tổng dư nợ, thấp hơn mức 2.800 tỷ đồng ở cuối quý III/2021.
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 24/1, giá cổ phiếu TCB ở mức 50.300 đồng/cổ phiếu, tăng gần 4% trong một tuần qua.

-
Vàng tăng vọt đón Thần Tài năm Quý Mão gõ cửa -
Lãi suất diễn biến ra sao sau Tết Nguyên Đán? -
Vàng liên tục tăng trong dịp Tết -
LienVietPostBank vượt gần 20% chỉ tiêu lợi nhuận dù trích dự phòng tăng -
ATM không còn "tắc nghẽn" dịp Tết năm nay -
Tết Quý Mão, kiều hối tăng 50% so với cùng kỳ tết Nhâm Dần -
Vàng giảm nhẹ phiên trước tết Nguyên Đán, dự báo có nhiều "sóng" trong 2023
-
1 Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
2 Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
3 Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
4 GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc”
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/1
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm