
-
BYD cho khách mượn xe miễn phí tới 30 ngày để trải nghiệm
-
MINI thế hệ mới tập trung vào trải nghiệm của người lái
-
Nissan dự kiến lỗ hơn 5 tỷ USD, cao nhất lịch sử
-
Ford tạm ngừng xuất khẩu xe sang Trung Quốc
-
BYD Việt Nam thay đổi cách thâm nhập thị trường Việt Nam -
Kia EV3 giành danh hiệu Xe của năm tại Triển lãm ô tô quốc tế
Hoạt động mua lại, liên doanh và chia tách của ngành công nghiệp ô tô châu Âu đã trải qua 2 thập niên.
Vào cuối thập niên 1990 nhà sản xuất ô tô Fiat ốm yếu của Italy do gia đình nhà Agnelli kiểm soát tìm kiếm đối tác để hợp tác. Đến năm 2000 Fiat đã nhất trí bán 20% cổ phần cho General Motors (Mỹ).
Tuy vậy, tình hình hoạt động sản xuất-kinh doanh của Fiat không cải thiện và đến tháng 2/2005 General Motors đã trả 1,55 tỷ euro (1,736 tỷ USD) để hủy quyền chọn mua nốt số cổ phần còn lại của Fiat. Đến giữa năm 2009 Fiat mua lại cổ phần trong hãng Chrysler (Mỹ) trong nỗ lực "giải cứu" hãng sản xuất ô tô này của Chính phủ Mỹ.
Trong một thương vụ đáng chú khác, năm 1999, Renault đã mua 36,8% cổ phần của hãng sản xuất ô tô Nissan (Nhật Bản), đã ở sát bờ vực phá sản, và thương hiệu ô tô Dacia của Romania. Theo một thỏa thuận sở hữu chéo cổ phần, Renault nắm giữ 43% cổ phần của Nissan trong khi Nissan nắm giữ 15% cổ phần của Renault.
Cũng trong năm 1999, khi Ford là doanh nghiệp ô tô sinh lợi nhất của Mỹ thì hãng này đã mua lại thương hiệu Volvo (Thụy Điển) với giá 6,45 tỷ USD. Khoảng một thập niên sau, sự cạnh tranh từ các công ty ô tô Nhật Bản, giá dầu và giá thép đều tăng đã khiến Ford quyết định bán Volvo với giá 1,8 tỷ USD cho Geely (Trung Quốc) vào tháng 12/2009.
Trong khi đó, năm 2017, hãng sản xuất ô tô PSA (Pháp) – sở hữu các thương hiệu Peugeot, Citroen và DS – đã mua lại các đơn vị sản xuất ô tô ở châu Âu của General Motor (trong đó có hai thương hiệu Opel và Vauxhall) với giá 2,3 tỷ USD để thành lập nhà sản xuất ô tô lớn thứ 2 châu Âu, sau Volkswagen.
Năm 2018, Opel, đã có năm làm ăn có lãi đầu tiên sau nhiều năm thua lỗ, đang tăng cường mở rộng hoạt động trên thị trường thế giới trong năm 2019 và sẽ quay trở lại thị trường Nga sau hơn 3 năm vắng bóng.
Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 – năm 2019:
- Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 – năm 2019 do Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị GEM (TP.HCM) vào thứ Ba, ngày 6/8/2019.
- Với chủ đề “Thay đổi để bứt phá/Going for breakthrough”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 sẽ bàn thảo các cơ hội M&A trong kỷ nguyên mới, những thay đổi cần có để thị trường M&A Việt Nam thực sự bứt phá, đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.
- Diễn đàn có các hoạt động chính: Hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế; Vinh danh Thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2018 – 2019; Tiệc tối kết nối đầu tư; Phát hành Đặc san Toàn cảnh thị trường M&A 2019 (tiếng Việt – Anh); Khoá đào tạo quốc tế Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá.

-
Ford tạm ngừng xuất khẩu xe sang Trung Quốc -
Mẫu xe giá rẻ của Tesla tiếp tục lỡ hẹn -
BYD Việt Nam thay đổi cách thâm nhập thị trường Việt Nam -
Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt có giá bán lẻ 1,199 tỷ đồng -
Kia EV3 giành danh hiệu Xe của năm tại Triển lãm ô tô quốc tế -
Rolls Royce Ghost Series II giá khởi điểm 34,9 tỷ đồng, gần bằng căn hộ 84m2 hạng sang -
Xanh SM trang bị hệ thống an toàn vượt trội cho trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi và tài xế
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang