
-
200 đơn vị dự hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu 2025
-
Chặn hàng hóa mượn danh Việt Nam để xuất khẩu
-
Doanh nghiệp ngoại tìm kiếm cơ hội tại thị trường y dược tỷ USD Việt Nam
-
Vải thiều Việt Nam vào hệ thống bán lẻ Costco, Mỹ -
WTO: Bảo hộ thương mại gia tăng trên phạm vi toàn cầu
Bất chấp nhiều khó khăn trong nửa đầu năm, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn ghi nhận những tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, thặng dư thương mại đạt 9,83 tỷ USD, tăng 16,5%, phản ánh rõ lợi thế cạnh tranh ngày càng được củng cố.
Một trong những điểm sáng là mặt hàng sầu riêng. Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi, tương đương gần 130.000 tấn. Đặc biệt, sầu riêng đông lạnh ghi nhận đột phá, với 388 lô (tương đương 14.282 tấn), tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm 2024.
Tuy nhiên, ông Đạt cũng cảnh báo: “Sự phục hồi xuất khẩu sầu riêng tươi từ quý III/2025, đặc biệt là mùa vụ chính tháng 8-10, vẫn phụ thuộc lớn vào việc tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện an toàn thực phẩm. Nếu tình trạng vi phạm tái diễn, nguy cơ bị siết chặt kiểm soát là rất rõ ràng”.
Ngoài ngành hàng sầu riêng, để đảm bảo đà tăng trưởng chung, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu quý III/2025 đạt 14-15 tỷ USD và quý IV tăng tốc, đạt từ 16 tỷ USD trở lên, tận dụng cơ hội tiêu dùng cuối năm và các dịp lễ, tết.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group cho biết, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp đạt trên 50 triệu USD trong 6 tháng đầu năm, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng chủ lực như bưởi, dừa, nhãn, xoài, gạo duy trì tăng trưởng tại thị trường Mỹ, Canada, Australia, đồng thời mở rộng đáng kể tại EU, Hàn Quốc và Trung Đông.
Không chỉ ngành hàng trái cây, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản cũng đang thể hiện khả năng thích ứng nhanh và linh hoạt. Bà Nguyễn Kim Thanh, Tổng giám đốc Sa Kỳ Foods thông tin, doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng 12% trong 6 tháng đầu năm nhờ phát triển dòng sản phẩm chế biến sẵn và tối ưu hóa phân phối.
Trong nửa cuối năm, mục tiêu của Sa Kỳ là tăng trưởng ít nhất 30%. Bà Thanh nhận định, thị trường Mỹ có thể chậm lại do yếu tố chính trị và biến động chính sách, nhưng vẫn là thị trường lớn nếu doanh nghiệp đủ chuyên nghiệp để đàm phán và quản trị rủi ro.
Ngoài ra, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường tăng trưởng tốt, ổn định và có xu hướng tiêu dùng hướng về thực phẩm Việt Nam, đặc biệt là dòng sản phẩm tiện lợi, lành mạnh. EU là thị trường đang được doanh nghiệp tăng tốc đầu tư chứng nhận và xây dựng thương hiệu riêng, nhất là với nhóm thực phẩm có yếu tố bản địa và giá trị văn hóa.
Trước nguy cơ Mỹ có thể áp thuế 20-40% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã chủ động điều chỉnh chiến lược.
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, từ quý II/2025, Vina T&T Group đã chuyển hướng khai thác mạnh các thị trường như EU (Đức, Hà Lan, Pháp) khi hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Ngoài ra, Công ty đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường Ấn Độ, Trung Đông (UAE, Saudi Arabia) nhờ nhu cầu trái cây nhiệt đới chất lượng cao tăng mạnh. Theo nhiều doanh nghiệp, nếu áp dụng mức thuế 20% chắc chắn sẽ tác động đến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt. Nhưng cần nhìn nhận một cách công bằng rằng, mức thuế này vẫn thấp hơn nhiều so với các nước khác đang bị áp thuế. Điều đó cho thấy, Việt Nam vẫn đang là một đối tác “ít rủi ro hơn” trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nếu biết giữ sự minh bạch và ổn định.
Tuy nhiên, là doanh nghiệp đang có tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ khá lớn, chiếm khoảng 40% doanh thu xuất khẩu của Saky Foods, bà Nguyễn Kim Thanh cho hay, Sa Kỳ đã chủ động làm việc lại với đối tác để thỏa thuận lại giá FOB và điều khoản thanh toán; tăng tỷ lệ sản xuất nội địa, hạn chế gia công thô; tăng đầu tư vào chứng nhận, đặc biệt cho thị trường EU (GlobalGAP, Organic).
Đồng thời, doanh nghiệp đang phát triển dòng sản phẩm cá kho Việt Nam đóng khay, một món ăn rất truyền thống nhưng được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ người tiêu dùng Nhật sắp tới đây. “Không chỉ là thương mại, chúng tôi muốn kể câu chuyện ẩm thực Việt bằng ngôn ngữ thực phẩm toàn cầu”, bà Thanh chia sẻ.
Ở cấp độ chính sách, các cơ quan chức năng cũng đang khẩn trương hành động nhằm bảo vệ thị trường chủ lực như Trung Quốc. Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết sẽ tích cực tháo gỡ rào cản kỹ thuật, đặc biệt với mặt hàng có giá trị cao như sầu riêng. Bộ đã mời đoàn chuyên gia của Tổng cục Hải quan Trung Quốc sang Việt Nam kiểm tra thực địa từ ngày 12-17/7/2025, nhằm xác nhận năng lực kiểm soát chất lượng sầu riêng Việt.
“Đây là cơ hội để khẳng định uy tín sầu riêng Việt, đồng thời củng cố vị thế tại thị trường lớn nhất hiện nay”, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh.

-
Ngành nông nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực -
WTO: Bảo hộ thương mại gia tăng trên phạm vi toàn cầu -
Xuất nhập khẩu tiến gần mốc 500 tỷ USD -
“Mách nước” doanh nghiệp Việt xuất hàng sang Mỹ -
Chống hàng giả, hàng lậu: Kiểm tra diện rộng các mặt hàng có sức tiêu thụ lớn, nguy cơ bị làm giả cao -
Chanh dây được kỳ vọng sớm tiến vào nhóm trái cây tỷ USD -
Loại quả chua mang kỳ vọng tỷ đô cho nông sản Việt
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân