
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
-
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn
-
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
Theo ông Fiachra Mac cana, Giám đốc Điều hành, Trưởng bộ phận Phân tích Công ty Chứng khoán HSC, cổ phiếu các công ty trong ngành chế tạo, bất động sản, hạ tầng, sắt thép và đặc biệt là nông nghiệp sẽ trở nên hấp dẫn trong năm sau. Trong nửa đầu năm 2016, VN-Index vẫn được giao dịch quanh mốc 650 điểm, nhưng cuối năm sẽ vượt con số này vì đầu tư của nước ngoài tăng cao cùng sự gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư trong nước.
Ông Mac cana cũng nhấn mạnh vai trò của nhà đầu tư nước ngoài trong sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán vào năm sau, bởi thông tin Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ thoái vốn khỏi 10 doanh nghiệp đầu ngành đã thu hút được rất nhiều chú ý của khối ngoại.
![]() |
Xu hướng hiện nay của các nhà đầu tư ngoại là chú ý đến khả năng tạo ra dòng tiền |
Hiện nay, bất động sản và xây dựng là hai nhóm doanh nghiệp rất được tín dụng ưu ái. Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc EFTP, đại diện Trường Harvard Kennedy tại Việt Nam, tính đến tháng 9/2015, tín dụng đã tăng trưởng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, một phần lớn trong số đó được chuyển vào bất động sản. Đặc biệt, tín dụng dành cho nhóm xây dựng tăng mạnh, thậm chí là mạnh hơn cả bất động sản khi chiếm đến 10% tổng tín dụng của nền kinh tế.
Mặc dù lợi ích của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với nền kinh tế Việt Nam được nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua, nhưng ảnh hưởng của hiệp định này lên sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong năm sau rất mờ nhạt. Theo ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương, cơ hội và thách thức chỉ có thể xuất hiện khi TPP được 11 nước thành viên thông qua, hiện hiệp định này mới đi được 50% đoạn đường.
Theo ông Khánh, những nhận định về tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập TPP là dựa trên các giả định, nhưng nhiều giả định chưa đầy đủ. Giả sử Việt Nam lấy một quốc gia thị trường đích để xuất khẩu, nhưng quốc gia đó bị khủng hoảng hoặc giảm giá tiền tệ của thì lợi ích cho Việt Nam khó vẹn toàn.
“Nhìn chung, phải cần 4 đến 5 năm nữa mới nhìn rõ cơ hội và lợi ích của TPP”, ông Khánh nói và cho rằng, xu hướng hiện nay của các nhà đầu tư ngoại là chú ý đến khả năng tạo ra dòng tiền. Theo đó, nhiều khả năng, dòng vốn sẽ đổ vào các thương vụ mua bán, sáp nhập nhiều hơn là trực tiếp vào thị trường chứng khoán như năm 2007.

-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng -
Thành viên của Searefico hút vốn ngoại, mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026 -
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 7: Ưu tiên cổ phiếu vốn hóa lớn
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu