Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Ngành Thống kê: Đồng hành cùng sự phát triển của đất nước
Trải qua gần 75 năm xây dựng và phát triển, ngành Thống kê đã nhìn lại những đóng góp của mình và đặt ra các mục tiêu, định hướng phát triển trong thời gian tới.

Chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập ngành Kế hoạch và Đầu tư, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập ngành Thống kê là dịp để ngành Thống kê nhìn lại những đóng góp của mình và đặt ra các mục tiêu, định hướng phát triển trong thời gian tới.

.
Ngành Thống kê đã phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước qua từng giai đoạn.

Ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xuất phát từ nhu cầu cấp thiết về thông tin thống kê kinh tế - xã hội của Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương, ngày 6/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 61/SL thành lập Nha Thống kê Việt Nam, tiền thân của Tổng cục Thống kê ngày nay, nằm trong Bộ Quốc dân Kinh tế.

Hiện nay, Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhà nước về thống kê, điều phối hoạt động thống kê, tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật. 

Trải qua gần 75 năm xây dựng và phát triển, ngành Thống kê đã từng bước trưởng thành, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước qua từng giai đoạn với một số kết quả nổi bật sau:

Thứ nhất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm thông tin thống kê kinh tế - xã hội phục vụ lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương và nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.

Trong giai đoạn đầu, dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Nha Thống kê Việt Nam đã biên soạn được báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng của vùng tự do và vùng mới giải phóng, niên giám thống kê và các báo cáo chuyên đề về giảm tô, giảm tức, xây dựng tổ vần công, đổi công ở vùng tự do.

Sau thống nhất đất nước, công tác thống kê tập trung vào các nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao trong điều kiện kế hoạch hóa tập trung cao độ, trong đó chú trọng nhất là phản ánh trung thực, kịp thời tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước từ cơ sở đến cả nước.

Trong giai đoạn hiện nay, ngành Thống kê tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm thông tin thống kê theo phương châm “Trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời” thông qua việc biên soạn các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, xây dựng các kịch bản tăng trưởng kinh tế, kịch bản kiểm soát lạm phát, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra. Đồng thời, đưa ra các kiến nghị trong điều hành của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương nhằm đảm bảo đạt mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra.

Cùng với đó, ngành Thống kê đã tổ chức thành công các cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê về lĩnh vực dân số và nhà ở, kinh tế, nông, lâm nghiệp và thủy sản, qua đó cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình phát triển của đất nước, cung cấp thông tin quan trọng trong việc xây dựng và hoạch định chính sách.

Công tác hợp tác, chia sẻ thông tin thống kê với bộ, ngành được tăng cường và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận thông qua thực hiện thành công các công việc lớn của ngành.

Thứ hai, môi trường pháp lý cho hoạt động thống kê ngày càng hoàn thiện, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công tác thống kê.

Sự ra đời của Pháp lệnh Kế toán và Thống kê năm 1988, Luật Thống kê năm 2003, Luật Thống kê (sửa đổi) năm 2015 cùng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khác đã tạo khung pháp lý quan trọng và ngày càng hoàn thiện, giúp hoạt động thống kê từng bước đi vào nền nếp và hội nhập.

Đặc biệt, Luật Thống kê năm 2015 có nhiều điểm mới nhằm điều chỉnh đầy đủ các hoạt động thống kê phát sinh trong đời sống kinh tế - xã hội. Thông qua Luật Thống kê năm 2015, vai trò, vị thế của hệ thống thống kê tập trung được nâng cao đáng kể.

Cùng với hệ thống các văn bản pháp lý, Định hướng Phát triển ngành Thống kê Việt Nam đến năm 2010, Chiến lược Phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tạo nền móng vững chắc, có tầm nhìn dài hạn, có quan điểm và mục tiêu phát triển rõ ràng, có các giải pháp và chương trình hành động cụ thể đảm bảo cho ngành phát triển bài bản trong thời kỳ dài.

Thứ ba, công tác phương pháp chế độ luôn được cải tiến để xây dựng, tính các chỉ tiêu thống kê theo đúng phương pháp luận quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện đường lối mở cửa, hội nhập đã đòi hỏi ngành Thống kê phải đổi mới trên mọi mặt để đáp ứng ngày càng toàn diện yêu cầu đánh giá và dự báo tình hình trong nước và thế giới. Ngành đã tập trung vào việc chuyển đổi phương pháp luận phù hợp với yêu cầu của đổi mới và hội nhập quốc tế. Một trong những bước tiến quan trọng nhất là chuyển đổi hệ thống bảng cân đối vật chất (MPS) sang hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) từ năm 1993 và liên tục cập nhật, bổ sung…

Tự hào 75 năm ngành Kế hoạch và Đầu tư: Cùng Chính phủ giải "bài toán khó"
75 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện tốt vai trò “kiến thiết” đất nước và luôn đồng hành với Chính...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư