-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ
-
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
-
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên
![]() |
Ông Markus Kosak, Giám đốc điều hành Chuỗi triển lãm drinktec chia sẻ thông tin về sự kiện sẽ diễn ra vào tháng 9/2025. |
Triển lãm hàng đầu thế giới dành cho ngành công nghiệp đồ uống và thực phẩm dạng lỏng - Drinktec 2025 sẽ diễn ra từ 15 - 19/9/2025 tại TP. Munich (Đức) sẽ quy tụ hàng loạt "ông lớn" trong chuỗi giá trị ngành đồ uống và thực phẩm đến từ 60 quốc gia. Trong đó, có sự xuất hiện của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thông tin tại buổi họp báo sự kiện Drinktec 2025 do Công ty TNHH Yontex phối hợp với Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức sáng 18/2 tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA cho biết: "Drinktec được tổ chức 4 năm/lần và là sự kiện uy tín, giới thiệu các công nghệ mới nhất, phát triển ở thời kỳ 4.0 và 5.0 trong lĩnh vực đồ uống. Tham gia sự kiện là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các công nghệ, thiết bị hàng đầu trên thế giới".
Ông Markus Kosak, Giám đốc điều hành Chuỗi triển lãm Drinktec, Công ty TNHH Yontex nói: "Drinktec 2025 hội tụ nhiều doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành thực phẩm và đồ uống, qua đó cung cấp các thông tin, định hình xu hướng công nghệ và tiêu dùng trong tương lai".
Cụ thể, khách hàng, doanh nghiệp đến với Drinktec 2025 sẽ được trải nghiệm góc nhìn toàn diện về nguyên liệu thô, nguyên liệu chế biến, giải pháp đóng gói, công nghệ chế biến và giải pháp sản xuất phù hợp với nhu cầu phát triển sản phẩm của mình.
Toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất thường xuyên được các nhà tổ chức sự kiện kết hợp với các doanh nghiệp cung cấp máy móc, thiết bị trình diễn thông qua các hoạt động thực tế.
"Cách tiếp cận định hướng tương lai là yếu tố then chốt trong toàn bộ chuỗi giá trị của ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống dạng lỏng, ông Markus Kosak nhấn mạnh. Đó là xu hướng cá nhân hóa ngày càng cao, thúc đẩy nhu cầu về những công thức sản phẩm được thiết kế riêng dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng, được hỗ trợ bởi các nguyên liệu mới và quy trình sản xuất tiên tiến.

Chủ đề trọng tâm Drinktec 2025: “Tuần hoàn & Quản lý tài nguyên; sản xuất xanh; lối sống và sức khỏe, số hóa sản xuất...

Ngoài ra, chuyển đổi số trong quy trình kinh doanh cũng là một lĩnh vực rộng lớn mà ngành công nghiệp đang không ngừng khai thác, đi sâu vào các hoạt động số hóa trong ngành, nhấn mạnh cách công cụ trí tuệ nhân tạo AI đang mở rộng tiềm năng ứng dụng dữ liệu trên toàn bộ chuỗi giá trị.
Triển lãm cũng nhấn mạnh tới yếu tố tuần hoàn và quản lý tài nguyên. Việc sử dụng tài nguyên một cách có trách nhiệm không chỉ là vấn đề của ngành đồ uống và thực phẩm lỏng mà còn ảnh hưởng đến tất cả các quá trình kinh tế.
Nhu cầu toàn cầu đối với máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất, chiết rót và đóng gói đồ uống cùng thực phẩm dạng lỏng tiếp tục gia tăng. Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ tại Đông Nam Á, có mức chi đầu tư vào máy móc và thiết bị lớn, theo Hiệp hội Kỹ thuật Cơ khí VDMA (Đức).
Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu của máy móc chế biến thực phẩm và đóng gói sang châu Á đạt khoảng 9 - 10 tỷ USD mỗi năm.
Riêng năm 2023, tổng giá trị máy móc được nhập khẩu vào Việt Nam đạt 517 triệu Euro, trong đó một nửa đến từ Trung Quốc. Italia xếp thứ hai với 50 triệu Euro, tiếp theo là Nhật Bản 44 triệu Euro. Đức đứng thứ năm trong danh sách top 10 quốc gia cung cấp hàng đầu, với tổng kim ngạch xuất khẩu 32 triệu Euro vào Việt Nam trong năm 2023.
Báo cáo của Hiệp hội Kỹ thuật cơ khí VDMA cho thấy, tổng kim ngạch thương mại toàn cầu của máy móc chế biến thực phẩm và đóng gói tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua, đạt 52,6 tỷ Euro vào năm 2023.
Giai đoạn 2014 - 2023, tổng giá trị thương mại quốc tế của ngành đạt 428 tỷ Euro, tương ứng với mức tăng trưởng 46%.
Tổng mức đầu tư của ngành công nghiệp đồ uống và thực phẩm dạng lỏng toàn cầu có khả năng cao hơn do nhu cầu tổng thể bao gồm cả các máy móc được mua sắm trong từng thị trường nội địa.
Từ đó dẫn tới triển vọng tương lai dành cho các nhà cung cấp công nghệ rất khả quan, tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp đồ uống toàn cầu. Dẫn nguồn từ Euromonitor International, một tổ chức nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Anh, VDMA cho hay, tổng sản lượng tiêu thụ nước giải khát toàn cầu dự kiến sẽ tăng 16% đạt 972 tỷ lít vào năm 2028.
Theo đó, doanh số nước giải khát tại khu vực châu Á sẽ tăng 22%, đạt 294 tỷ lít vào năm 2028. Việt Nam xếp thứ 8 trong top 10 thị trường đồ uống lớn nhất châu Á. Năm 2024, tổng sản lượng tiêu thụ nước giải khát tại Việt Nam đạt gần 6 tỷ lít, với dự báo sẽ tăng 28% vào năm 2028.
-
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu -
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric -
Đề xuất tăng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.618 tỷ đồng -
Canada điều tra dây thép carbon và hợp kim thép nhập từ Việt Nam -
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống -
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế