-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Các hãng vận tải biển quốc tế lớn trên thế giới sẽ tổn thất từ 800 triệu USD đến 23 tỷ USD trong năm nay, tùy thuộc vào cách họ quản trị và đối phó với tác động của dịch Covid-19. Ảnh: AFP |
Có thể mất trắng 23 tỷ USD
Số chuyến hàng mà các hãng vận tải container đường biển hủy tăng hơn 160 chuyến hàng từ 45 của tuần trước lên tới 212 do nhu cầu vận tải sụt giảm vì dịch Covid-19 lan rộng, theo công ty tư vấn Sea-Intelligence ApS tại Copenhagen (Đan Mạch).
Ngành vận tải container đường biển cũng đang đứng trước nguy cơ hoạt động trong mùa hè năm nay (mùa cao điểm của vận tải biển) sẽ trở nên im ắng.
Lâu nay các hãng tàu container vốn mang trên mình sứ mệnh vận chuyển hầu hết các sản phẩm bán lẻ và chế tạo trên thế giới. Nay lâm cảnh khó khăn, các hãng đều dự đoán những thiệt hại kinh tế do dịch Covid-19 sẽ kéo dài trong mùa cao điểm vận chuyển đường biển năm nay.
Sea-Intelligence ước tính các hãng vận tải quốc tế lớn nhất thế giới sẽ tổn thất từ 800 triệu USD đến 23 tỷ USD trong năm nay, tùy thuộc vào cách họ quản trị và đối phó với tác động của dịch Covid-19.
Nếu so với thiệt hại của các hãng hàng không và các nhà khai thác vận tải hành khách do dịch Covid-19, mất mát của các hãng tàu biển quốc tế tương đối nhẹ nhàng. Nhưng thực tế cho thấy các hãng tàu biển đang tụt dốc vì các nền kinh tế lớn trên thế giới đều lao đao vì dịch Covid-19 và các doanh nghiệp, nhà máy buộc phải tạm dừng hoạt động và người lao động nghỉ việc tại nhà để giãn cách xã hội nhằm ngăn dịch lây lan.
3 tên tuổi lớn của ngành vận tải biển là Maersk Line (Đan Mạch), Mediterranean Shipping (Thụy Sĩ) và Ocean Network (Nhật Bản) đang gồng mình để ổn định giá cước cho các tuyến giao thương lớn trong bối cảnh năng lực vận tải ngày càng dư thừa so với nhu cầu thực tiễn.
“Đây là một cơn bão đang tiến triển”, Lars Jensen, CEO của công ty Sea-Intelligence đánh giá. “Thử thách hiện nay là phải quản lý sát sao năng lực vận tải trong thời gian tới để ngăn chặn giá cước trượt dốc”, ông Jensen khuyến cáo.
Theo vị CEO này, thiệt hại toàn ngành vận tải container đường biển có thể lên tới 23 tỷ USD nếu các hãng tàu tham gia vào cuộc chiến hạ giá cước tương tự những gì diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 - thời điểm giá cước vận tải biển xuống thấp và gần như không tính chi phí nhiên liệu.
“Giá cước sụp đổ thời khủng hoảng tài chính đã khiến ngành vận tải biển không kịp giảm công suất. Thiệt hại của các hãng vận tải biển có thể lớn đến mức kinh ngạc khi các chuyến tàu bị bỏ trống và giá cước trượt quá xa”, ông Jensen lo ngại.
Cuộc chiến giá cước treo lơ lửng
Việc hủy bỏ các chuyến hàng container đường biển thời gian qua, chủ yếu tập trung vào các tuyến vận chuyển châu Á - châu Âu và xuyên Thái Bình Dương từ tháng 1 đến tháng 2 khi dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng tại Trung Quốc, khiến các hoạt động kinh tế Trung Quốc gần như “đứng im”.
Trung Quốc hiện đẩy mạnh giao thương hàng hóa trở lại, nhưng nhu cầu tiêu dùng trên thế giới giảm mạnh do dịch Covid-19 lan rộng tại châu Âu và Mỹ, khiến nhiều trung tâm đô thị lớn tại hai thị trường này phải đóng cửa. Một số cảng ở Mỹ đã rút ngắn thời gian hoạt động do nhu cầu hàng hóa và thông quan giảm mạnh.
Giá cước vận tải biển hiện nay thấp hơn 20% so với mức giá hòa vốn, nhưng vẫn khá ổn định kể từ đầu năm là nhờ năng lực vận tải bị siết lại và cạnh tranh giá cả của các chủ tàu cũng bị hạn chế.
“Bí quyết hiện nay là tránh rơi vào cám dỗ tranh giành thị phần bằng cách đẩy thêm tàu vào hoạt động”, ông Jensen khuyến cáo.
CEO này dự đoán đại dịch Covid-19 sẽ khiến nhu cầu vận tải container đường biển năm nay giảm khoảng 10%, tương đương với mức giảm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 khiến hoạt động thương mại thế giới bị gián đoạn.
Dịch bệnh khiến các hãng tàu biển lo ngại kết quả kinh doanh năm 2020. Trong tháng 3, A.P. Møller-Mærsk A/S, tập đoàn mẹ của hãng vận tải container Maersk Line đã hoãn công bố dự báo lợi nhuận năm 2020 vì cho rằng tác động của dịch Covid-19 tới lợi nhuận ròng của tập đoàn là rất khó lường.
Là hãng vận tải biển có tiếng trong giới thương mại toàn cầu và là nhà điều hành đội tàu container lớn nhất thế giới, Maersk Line trước đó dự kiến lợi nhuận hoạt động năm 2020 sẽ đạt khoảng 5,5 tỷ USD.
-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ -
Alibaba muốn huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu, ByteDance tìm cách mua lại cổ phiếu quỹ -
Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững -
Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ông Trump để thúc đẩy quan hệ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025