-
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi
Nhiều đương sự vắng mặt
Ngày 21/9, Toà án nhân dân TP.HCM đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng (CEO Công ty cổ phần Đại Nam) và 4 đồng phạm về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Để phục vụ xét xử, Tòa án triệu tập 12 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, gồm: ông Võ Nguyễn Hoài Linh, bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh, bà Ðặng Thị Hàn Ni, ông Huỳnh Minh Hưng, bà Trần Thị Thủy Tiên cùng chồng là Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển, bà Ðinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Việt Hà, ông Huỳnh Uy Dũng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đại Nam) và ông Nguyễn Đình Kim.
Tuy nhiên, ông Huỳnh Uy Dũng không tham gia phiên xử mà ủy quyền cho luật sư. Tương tự, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, nhà báo Đức Hiển và một số người liên quan khác uỷ quyền cho luật sư tham gia tố tụng.
Để phục vụ xét xử, Tòa án triệu tập 12 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng có nhiều đương sự vắng mặt. |
Trước đó, 5 trong 10 người có quyền, nghĩa vụ liên quan đã gửi đơn kiến nghị tới toà nhằm xác định lại tư cách tố tụng. Họ cho rằng đã bị bà Hằng có những hành động, lời nói tác động trực tiếp, gây thiệt hại về thể chất và tinh thần - đáp ứng đủ điều kiện để được xác định là bị hại trong vụ án theo quy định ở khoản 1 Điều 62 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Tại Toà, các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho các đương sự này cũng yêu cầu HĐXX giải quyết vấn đề xác định lại tư cách tố tụng của họ là bị hại.
Đại diện VKS cho rằng, bà Hằng và đồng phạm bị xét xử về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự. Khách thể của tội danh này là trật tự quản lý hành chính bị xâm phạm, chứ không phải cá nhân, tổ chức nên những người trên không phải bị hại. Nếu họ không đồng tình thì có quyền kháng cáo.
Sau khi hội ý nhanh, HĐXX đồng quan điểm với VKS. Về việc một số người liên quan vắng mặt, tòa cho rằng không thuộc trường hợp hoãn phiên xử nên tiếp tục làm việc.
Bà Nguyễn Phương Hằng thừa nhận mình không bị oan
Sau khi các vấn đề được giải đáp, thủ tục phiên toà được thông qua và cáo trạng được công bố, phiên toà bước vào phần xét hỏi.
Là người được HĐXX thẩm vấn đầu tiên, bị cáo Nguyễn Phương Hằng thừa nhận mình không bị oan. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng cáo trạng đã thiếu câu chuyện mấu chốt vì đâu mà bị cáo trở thành người vi phạm pháp luật.
Bị cáo Nguyễn Phương Hằng tại toà trong ngày đầu xét xử. |
Theo bà Hằng, bản thân bà cũng là nạn nhân, không kiềm chế được bức xúc khi bị nhiều người xúc phạm. Mới đầu bà không biết mình vi phạm pháp luật, thậm chí còn được chồng là ông Huỳnh Uy Dũng can ngăn nhưng bà không nghe lời. Tuy nhiên, khi bị bắt thì bà mới biết mình sai.
Trong phần xét hỏi, HĐXX cũng cho bà Hằng đối chất nhiều nội dung với những người liên quan. Tuy thừa nhận sai nhưng bà Hằng không chấp nhận xin lỗi những người đã bị xúc phạm.
Theo cáo buộc, bà Hằng đã sử dụng 12 tài khoản mạng xã hội để thực hiện nhiều buổi livestream.
Trong đó có 57 buổi mang nội dung bịa đặt, sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân; thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của: ca sĩ Vy Oanh, Đàm Vĩnh Hưng, nghệ sĩ Hoài Linh, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, nhà báo Hàn Ni, nhà báo Đức Hiển...
Quá trình điều tra bà Hằng khai lý do làm như vậy là trước đó những người này đã phát ngôn xúc phạm vợ chồng bà và quỹ từ thiện của bà.
Cụ thể, bị cáo cho rằng, nghệ sĩ Hoài Linh có mối quan hệ với ông Võ Hoàng Yên - người bị bà tố cáo lừa đảo. Khi bị cáo yêu cầu ông Linh cùng lên tiếng về hành vi của ông Yên thì nam nghệ sĩ im lặng.
Ca sĩ Vy Oanh đã đăng một bài viết trên Facebook, ở phần trả lời một bình luận đã “móc máy, xỉa xói” việc bà Hằng ủng hộ đất để làm từ thiện chống dịch Covid-19. Còn nhà báo Hàn Ni đã nhiều lần phát ngôn trên mạng xã hội xúc phạm bị cáo, chống phá Công ty cổ phần Đại Nam và Quỹ từ thiện Hằng Hữu; ông Nguyễn Đức Hiển đã trả lời phỏng vấn trên VOV và đăng các bài viết trên Facebook, YouTube có thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến quyền lợi của Hằng và Công ty cổ phần Đại Nam.
Đối với vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, bị cáo Hằng cho là đã hoạt động từ thiện không minh bạch, ăn chặn tiền của người dân; ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã lên mạng xã hội phát ngôn xúc phạm Hằng; bà Đinh Thị Lan có các phát ngôn trên mạng xã hội vu khống, xuyên tạc sự thật, xúc phạm uy tín, danh dự của Hằng; bà Lê Thị Giàu và bà Trương Thị Việt Hà cùng nhiều người khác là một tổ chức chống phá ngầm bị cáo và Công ty cổ phần Đại Nam...
-
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng -
Hà Nội: Khởi tố bị can đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng khiến 11 người tử vong -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi -
Ninh Thuận vẫn thu hồi đất dự án khu du lịch trăm tỷ sau kiến nghị doanh nghiệp
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up