-
Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Thủ tục đầu tư đặc biệt: “Luồng xanh” phải thật “xanh” -
Bình Định bàn giao mặt bằng sạch 2 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc trong tháng 1/2025 -
Tư lệnh ngành giao thông muốn khởi công sớm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Loạt dự án ở Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chưa bàn giao -
“Thời hạn chót” cho dự án nông nghiệp công nghệ cao FAM - Quảng Trị
Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan theo dõi, hướng dẫn, giám sát việc triển khai phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trên địa bàn tỉnh và kiểm tra việc tuân thủ các quy định về an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong quá trình đăng ký phát triển, lắp đặt, vận hành điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh; xử lý nghiêm các vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Cùng với đó, Sở Công thương chủ trì tham mưu UBND tỉnh này ban hành quy trình rút gọn việc thực hiện theo trình tự, thủ tục của pháp luật để đảm bảo thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện đăng ký phát triển, đầu tư xây dựng, lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo đúng quy định.
Sở này cũng được giao chủ trì tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ cho tổ chức, cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà có đấu nối với hệ thống điện quốc gia có công suất phát triển từ 1.000 Kw trở lên. Tiếp nhận thông báo của các tổ chức, cá nhân về phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ quản lý, theo dõi, hướng dẫn thực hiện theo quy định của pháp luật về an toàn điện.
Điện mặt trời áp mái phát triển mạnh trong thời gian qua - ảnh minh hoạ. |
Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công trình xây dựng trước và sau khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ đảm bảo đã tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về đất đai, môi trường. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường đối với các công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp thực hiện kiểm tra, giám sát đối với công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về đất đai, môi trường.
Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Xây dựng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phạm vi, quyền hạn đối với công trình xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí Nghệ An, hệ thống truyền thanh cơ sở tích cực tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.
Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam thực hiện công tác quản lý nhà nước về các nội dung liên quan đến các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, quy hoạch, môi trường,... đối với các dự án, công trình xây dựng trước và sau khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trong địa bàn Khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp tỉnh theo thẩm quyền, quy định. Tiếp nhận thông báo của các tổ chức, cá nhân về phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ để quản lý, theo dõi, hướng dẫn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, quy hoạch, môi trường trong địa bàn quản lý.
Công an tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với công trình xây dựng thuộc diện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy để hướng dẫn thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
UBND các huyện, thành phố, thị xã theo địa bàn quản lý, chức năng nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước đối với công trình xây dựng trước khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ đảm bảo đã tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, đất đai, an toàn, môi trường, phòng cháy, chữa cháy. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với đơn vị điện lực địa phương kiểm tra về tuân thủ các quy định về an toàn điện, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong lắp đặt, vận hành điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ tại các địa phương.
Công ty điện lực Nghệ An chỉ đạo các điện lực địa phương tổ chức tiếp nhận thông báo của các tổ chức, cá nhân về phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Trường hợp tiếp nhận thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia và có đăng ký bán điện dư vào hệ thống điện quốc gia, Công ty Điện lực Nghệ An có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận việc không gây quá tải trạm biến áp, lưới điện hạ áp và phân phối tại khu vực và công suất đăng ký phát triển phù hợp phụ tải hiện có, gửi Văn bản đến Sở Công thương để thực hiện việc xác nhận công suất thuộc quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được phân bổ tại địa phương theo đúng quy định.
Các đơn vị quản lý, chủ đầu tư khu công nghiệp, cụm công nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 24 Nghị định số 135/2024/NĐ-CP. Các tổ chức, cá nhân phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 23, Điều 25 Nghị định số 135/2024/NĐ-CP.
Mặt khác, UBND tỉnh giao các Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan phối hợp với Sở Công thương tham mưu xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành quy trình rút gọn việc đăng ký phát triển, đầu tư xây dựng, lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.
Nghị định 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 của Chính phủ quy định các chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ gồm: Tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất trong các trường hợp: Không đấu nối với hệ thống điện quốc gia; lắp đặt hệ thống thiết bị chống phát ngược điện vào hệ thống điện quốc gia; hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất dưới 100 kW.
Tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất lắp đặt từ 1.000 kW trở lên và bán điện dư vào hệ thống điện quốc gia, thực hiện thủ tục về quy hoạch điện lực (trừ trường hợp thuộc quy mô công suất theo quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được phân bổ tại địa phương) và đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật…
-
Nghệ An phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ -
Bình Thuận: Chấp thuận đầu tư khu đô thị Hàm Tiến - Mũi Né hơn 12.000 tỷ đồng -
Quảng Ngãi: Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc dự án giao thông 694 tỷ đồng -
Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ 1.280 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở -
Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc) tìm hiểu đầu tư tại Quảng Ninh, Hải Phòng -
Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 4: Định lượng rõ mục tiêu cho mũi đột phá hạ tầng -
Hải Dương: Thêm 90 triệu USD vào Khu công nghiệp Đại An mở rộng
-
1 Đầu tư năm 2025: Cổ phiếu, trái phiếu hay các tài sản khác? -
2 Tư lệnh ngành giao thông muốn khởi công sớm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
3 Trình phương án chuyển giao bắt buộc GPBank và DongABank trước 20/12 -
4 Giải quyết dứt điểm vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo trước ngày 31/1/2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/12
- C.P. Việt Nam áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vì một hành trình phát triển bền vững
- Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 2)
- HEINEKEN Việt Nam tài trợ 30 tỷ đồng, hướng đến mục tiêu bảo tồn 3 tỷ lít nước/ năm
- Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam mang quà ấm, sữa ngon đến trẻ em vùng cao Tuyên Quang
- Lan tỏa thói quen uống có trách nhiệm, lựa chọn thức uống 0% độ cồn khi lái xe tham gia giao thông dịp cuối năm
- Ecoba Việt Nam - Nhà thầu thi công uy tín các dự án nhà máy công nghiệp quy mô lớn