-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ, sạt lở tại Nam Định -
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D -
Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM -
Chủ tịch Quốc hội trao 30 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ tại Thái Nguyên -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam
Đà Nẵng sẽ thực hiện Nghị quyết 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội với quyết tâm cao, nỗ lực lớn. Ảnh: P.V |
Trả lời riêng phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, ông Lê Đức Viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Đà Nẵng cho biết, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đều đặt ra các quan điểm, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm xây dựng khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động phát triển, thử nghiệm và áp dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới để khuyến khích đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy đưa khoa học công nghệ vào đời sống và sản xuất.
Việc cho phép thử nghiệm có kiểm soát sẽ tạo cơ sở để thành phố Đà Nẵng có thể thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai trên thực tế các giải pháp công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo, góp phần xây dựng TP. Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo theo đúng tinh thần Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24 /1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Kết luận số 79-KL/TW ngày 13/5/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW, Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Việc thử nghiệm có kiểm soát được giới hạn trong phạm vi không gian, thời gian nhất định dưới sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong một số lĩnh vực ưu tiên phát triển của thành phố nhằm khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo và làm cơ sở để cơ quan nhà nước xem xét, đánh giá các rủi ro có thể phát sinh trước khi quyết định đưa vào ứng dụng chính thức, qua đó xác định cơ chế quản lý, điều chỉnh phù hợp.
Sẽ có quy định chi tiết về tiêu chí, điều kiện lựa chọn Theo Sở Khoa học và Công nghệ, tại khoản 3, Điều 14 Nghị quyết 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của UBND TP. Đà Nẵng đối với thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới được quy định: “Hướng dẫn, kiểm soát và giám sát quá trình thử nghiệm, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thử nghiệm có kiểm soát và quyết định cơ quan hướng dẫn, kiểm soát quá trình thử nghiệm; trong trường hợp cần thiết, tham vấn Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quan đến nội dung thử nghiệm về đối tượng, phạm vi đề xuất thử nghiệm có kiểm soát và các vấn đề phát sinh trong quá trình thử nghiệm; hằng năm, báo cáo Chính phủ, HĐND TP. Đà Nẵng về tình hình và kết quả thực hiện các nội dung thử nghiệm có kiểm soát do mình quyết định”
Do việc thử nghiệm có kiểm soát thường gắn với các giải pháp công nghệ mới, mô hình mới, chưa có đánh giá kiểm nghiệm trong thực tế, chưa có quy định cụ thể hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp nên cần có cơ chế khuyến khích dám nghĩ, dám làm tại Khoản 5 Nghị quyết 136/2024/QH15 đã quy định: “Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thử nghiệm có kiểm soát, cơ quan hướng dẫn, kiểm soát và người hướng dẫn, kiểm soát được miễn trách nhiệm hành chính, miễn trách nhiệm kỷ luật; được miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp gây ra thiệt hại cho Nhà nước trong quá trình thực hiện thử nghiệm có kiểm soát do nguyên nhân khách quan, mặc dù đã thực hiện đầy đủ quy trình, quy định về thử nghiệm; trong trường hợp gây ra thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thử nghiệm có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật và được HĐND TP. Đà Nẵng xem xét, hỗ trợ một phần kinh phí bồi thường từ ngân sách thành phố trên cơ sở tính chất, mức độ thiệt hại, khả năng cân đối ngân sách của thành phố; trong trường hợp cơ quan hướng dẫn, kiểm soát và người hướng dẫn, kiểm soát quá trình thử nghiệm đã biết về nguy cơ rủi ro đối với quá trình thử nghiệm nhưng không có biện pháp phù hợp để ngăn ngừa, hạn chế mức độ thiệt hại xảy ra hoặc tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thử nghiệm đã biết về nguy cơ rủi ro nhưng không kịp thời thông tin, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không tiến hành các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa, hạn chế mức độ thiệt hại có thể xảy ra thì không được miễn trừ trách nhiệm theo quy định tại khoản này”.
“Việc miễn trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật sẽ khuyến khích thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp mới, thúc đẩy đổi mới công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ vào sản xuất và đời sống”, ông Viên cho hay.
Theo ông Viên, nội dung này phù hợp với chủ trương đã được Đảng ta xác định tại Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị về “Chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung” và Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29/9/2023 của Chính phủ về “Khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”, nhằm khuyến khích tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt, những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn, mang lại giá trị, hiệu quả đóng góp vào sự phát triển chung. Trong đó có chủ trương về việc nếu kết quả không đạt hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại nhưng việc thực hiện đúng chủ trương, động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
“Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ đang tham mưu UBND TP. Đà Nẵng trình HĐND TP. Đà Nẵng ban hành Nghị quyết quy định chi tiết về tiêu chí, điều kiện lựa chọn và trình tự, thủ tục đăng ký, thẩm định, cấp phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát theo quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 14 Nghị quyết số 136/2024/QH15, dự kiến trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế chính sách cụ thể trong đầu năm 2025 để sớm đưa vào áp dụng”, ông Viên thông tin.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM -
Chủ tịch Quốc hội trao 30 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ tại Thái Nguyên -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam -
Đề nghị giám sát lại tình hình xâm hại trẻ em để báo cáo Quốc hội -
Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
"Không để bị tác động bởi bất cứ lợi ích nhóm nào trong xây dựng luật" -
Lập các tổ công tác giao thông hiện trường khắc phục hậu quả của bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang