
-
Đà Nẵng: Khánh thành trung tâm logistics hiện đại, tiên tiến nhất khu vực miền Trung
-
Đà Nẵng có ưu thế vượt trội để trở thành trung tâm tài chính
-
Sông Hàn, cực tăng trưởng mới cho Đà Nẵng
-
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Động lực mới và cơ hội thu hút đầu tư
-
Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ -
Đà Nẵng: Nửa thế kỷ kiến tạo kỳ tích phát triển
![]() |
Một đoàn tầu đường sắt cao tốc Shinkaisen của Nhật Bản. |
Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa có công văn đề nghị Bộ GTVT bổ sung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Cụ thể, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết là thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, hiện nay Hội đồng thẩm định Nhà nước đang tổ chức lựa chọn Tư vấn thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Để có đủ tài liệu cung cấp cho đơn vị tư vấn thẩm tra, phục vụ việc đánh giá các kịch bản, phương án đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam được khách quan, toàn diện và thỏa đáng, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị Bộ GTVT bổ sung thêm phương án đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vận tải hành khách và hàng hóa với dải tốc độ từ 160 km/h đến dưới 200 km/h như các Quyết định số 214/QĐ – TTg ngày 10/2/2015 và số 1468/QĐ – TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định (theo hướng tuyến lựa chọn trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án).
Vào tháng 7/2019, Bộ Kế hoạch và đầu tư – Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đã gửi hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xin ý kiến thẩm định của các thành viên Hội đồng và các bộ, ngành, địa phương liên quan.
Qua nghiên cứu sơ bộ và tổng hợp các ý kiến góp ý, Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận thấy Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi lựa chọn tốc độ thiết kế 350 km/h, cạnh tranh với hàng không. Tuy nhiên, công nghệ đường sắt này chỉ khai thác tàu khách mà không khai thác tàu hàng.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án phân tích kịch bản 2 là “nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa khai thác chung tàu khách và tàu hàng có tốc độ 200 km/h” có khối lượng GPMB rất lớn, tác động nhiều đến xã hội do tuyến đường sắt hiện hữu đi qua nhiều khu đô thị (chi phí đầu tư lên tới 40 tỷ USD) trong khi phương án đầu tư tuyến mới như kịch bản 3 (có khối lượng GPMB không lớn, có khả năng rút ngắn chiều dài tuyến để giảm khối lượng) nhưng tốc độ chạy tàu là 200 km/h lại không được đem so sánh.
Vào tháng 7/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 859/TTg - QĐ thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Chủ tịch hội đồng.
Trước đó, vào tháng 2/2019, Bộ GTVT đã hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Theo đó, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được nghiên cứu trong phạm vi 20 tỉnh/thành phố dọc từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh.
Dự án dự kiến phương án tổ chức chạy tàu với tốc độ chạy tàu lớn nhất là 350km/h. Trên tuyến sẽ tổ chức các đoàn tàu thuộc các khu đoạn: Ngọc Hồi - Vinh, Ngọc Hồi - Đà Nẵng, Ngọc Hồi - Nha Trang, Thủ Thiêm - Nha Trang, Thủ Thiêm - Đà Nẵng, Ngọc Hồi - Thủ Thiêm (tàu suốt Bắc - Nam). Dự kiến tổng mức đầu tư Dự án là 1.334.233 tỷ đồng (58,71 tỷ USD).
Với tổng mức đầu tư rất lớn, để đảm bảo hiệu quả đầu tư và phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, giảm áp lực nợ công của nền kinh tế, nghiên cứu đề xuất 2 phương án phân kỳ đầu tư.
Theo đó, với phương án phân kỳ theo chiều ngang sẽ đầu tư hoàn chỉnh và khai thác đồng bộ đường sắt tốc độ cao trên từng đoạn. Theo đó: Giai đoạn 1 (dự kiến từ 2020 - 2032) nghiên cứu, đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh và thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang. Giai đoạn 2 (dự kiến từ 2032 - 2050) đầu tư đoạn Vinh - Nha Trang để nối thông toàn tuyến (mặc dù được phân thành 2 giai đoạn nhưng thực chất đây là một quá trình đầu tư liên tục).
Phương án phân theo chiều kỳ dọc sẽ đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng toàn tuyến theo tiêu chuẩn đường sắt tốc độ cao và phân kỳ đối với việc đầu tư thiết bị, phương tiện vận tải và phương thức khai thác. Theo đó, giai đoạn 1 (dự kiến từ 2020 - 2032) đầu tư hạ tầng toàn bộ tuyến Hà Nội - Tp.HCM đảm bảo tốc độ thiết kế 350km/h nhưng chưa điện khí hóa. Mua sắm đoàn tàu diezel để khai thác riêng tàu khách trên toàn tuyến với vận tốc khai thác tối đa 150 km/h. Giai đoạn 2 (dự kiến từ 2032 - 2050) tiến hành điện khí hóa, nâng cấp hệ thống thông tin tín hiệu, mua sắm đoàn tàu tốc độ cao thay thế tầu diezel để khai thác trên toàn tuyến.
Trên cơ sở phân tích về nhu cầu vận tải, khả năng huy động các nguồn lực đầu tư, hiệu quả đầu tư Dự án cũng như sự phù hợp với quy hoạch liên quan, kết quả Bộ GTVT đề xuất phương án 1 với tiến độ dự kiến như sau: chuẩn bị đầu tư (Dự kiến từ 2020 – 2026; thực hiện đầu tư (Dự kiến từ 2027 – 2050) với 2 giai đoạn.
Cụ thể, giai đoạn 1 (từ 2027 và dự kiến hoàn thành vào 2030 - 2032) sẽ ổ chức đầu tư xây dựng 2 đoạn (Hà Nội - Vinh và Nha Trang - thành phố Hồ Chí Minh). Cùng với quá trình đầu tư xây dựng là công tác chuẩn bị nguồn nhân lực, xây dựng thể chế để khai thác vào năm 2032.
Giai đoạn 2 (dự kiến từ 2032 - 2050): Tiếp tục đầu tư xây dựng đoạn Vinh - Nha Trang. Trong đó ưu tiên đoạn Vinh - Đà Nẵng để có thể khai thác vào năm 2040 và tiếp tục hoàn thành đoạn Đà Nẵng - Nha Trang vào năm 2050.
Dự án được đề xuất thực hiện theo hình thức đối tác công tư (nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng - chiếm khoảng 80% TMĐT dự án; nhà đầu tư mua sắm đoàn tàu và một số thiết bị - chiếm khoảng 20%. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm vận hành khai thác, duy tu bảo dưỡng và trả phí thuê hạ tầng).
-
Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ -
Đà Nẵng: Nửa thế kỷ kiến tạo kỳ tích phát triển -
Hành trang đưa Đà Nẵng bước vào kỷ nguyên mới -
Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án -
Nỗ lực, cố gắng hơn nữa để cơ bản hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025 -
Kiến nghị làm rõ nhiều nội dung “siêu” dự án vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774,28 tỷ đồng -
Đột phá nâng đời 1.144 km tuyến cao tốc Bắc - Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
3 Ủng hộ ý tưởng lập khu thương mại tự do Bình Định
-
4 TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân
-
5 Bài học từ phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Dược phẩm - Thiết bị Y tế
-
Giảm chi phí đầu tư nhưng đảm bảo tính bền vững thực chất cho công trình xanh