-
Lời cảnh tỉnh từ vụ việc 32 học sinh ngộ độc hóa chất -
Tăng kiểm tra, xử phạt vi phạm về thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng -
Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiện -
Hà Nội mạnh tay xử lý vi phạm an toàn thực phẩm dịp Tết -
Dược phẩm sẽ là ngành ứng dụng AI nhiều nhất trong tương lai -
Cúm mùa đang hoành hành trên thế giới, Việt Nam phòng chống thế nào?
Vào những ngày cuối năm, khi các bữa tiệc liên hoan, hội họp và tổng kết diễn ra dày đặc, nguy cơ ngộ độc rượu tăng cao, đặc biệt là những trường hợp uống phải rượu giả, rượu pha cồn hoặc rượu kém chất lượng.
TS.Nguyễn Kim Sơn đang tư vấn cho bệnh nhân về ngộ độc rượu. |
Theo TS.Nguyễn Kim Sơn, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai và hiện công tác tại Bệnh viện An Việt, tình trạng ngộ độc rượu trong dịp Tết có thể gia tăng mạnh so với những thời điểm khác trong năm.
Nguyên nhân chính là do lượng tiêu thụ rượu, bia trong các buổi tiệc tùng, liên hoan, hay thậm chí trong các cuộc gặp gỡ đầu năm mới rất lớn. Ngoài việc uống rượu không đảm bảo chất lượng, còn có một số loại rượu chứa cồn công nghiệp, hoặc các loại rượu ngâm với các dược liệu không rõ nguồn gốc.
TS.Nguyễn Kim Sơn cảnh báo, ngộ độc rượu không chỉ xảy ra khi uống quá nhiều, mà còn khi sử dụng phải rượu giả, rượu pha cồn công nghiệp.
Theo ông, khi có người bị say rượu hoặc ngộ độc, người nhà cần theo dõi sát sao, tránh để bệnh nhân ngủ li bì hoặc gặp phải tình trạng nôn gây sặc vào phổi, ngã gây chấn thương. Đây là những tình huống có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được chăm sóc kịp thời.
Bên cạnh việc uống rượu quá nhiều, ngộ độc còn xảy ra khi người dân vô tình uống phải rượu không rõ nguồn gốc hoặc các loại rượu thủ công, rượu tự nấu.
Một trong những nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc rượu nghiêm trọng là do cồn công nghiệp (methanol) được pha trộn trong rượu. Methanol khi vào cơ thể chuyển hóa thành acid formic và formaldehyde, gây tổn thương nghiêm trọng đến gan, thận và hệ thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong.
Một số trường hợp ngộ độc rượu trong dịp Tết còn liên quan đến việc uống rượu ngâm các loại động, thực vật không rõ tác dụng như rắn, tay gấu, củ ấu tầu, trứng kiến. Những loại rượu này rất nguy hiểm và có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
Để hạn chế nguy cơ ngộ độc rượu, đặc biệt là trong dịp Tết, người dân cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Uống rượu có kiểm soát: Đừng uống quá mức, tránh uống khi bụng đói. Mỗi ngày, nam giới không nên uống quá 3 đơn vị rượu (1 đơn vị rượu tương đương với 150ml rượu vang, 50ml rượu mạnh hoặc 1 lon bia). Với nữ giới, con số này là 2 đơn vị.
Chọn rượu có nguồn gốc rõ ràng: Hãy mua rượu từ các cơ sở uy tín, có tem nhãn và hạn sử dụng rõ ràng. Tránh mua rượu từ những nơi không rõ nguồn gốc hoặc các loại rượu thủ công không đảm bảo chất lượng.
Tránh uống rượu pha chế từ cồn công nghiệp: Methanol (cồn công nghiệp) là một chất cực kỳ nguy hiểm, nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ngộ độc và tử vong. Hãy đảm bảo rằng rượu bạn sử dụng là rượu có chất lượng và được sản xuất đúng quy trình.
Ăn uống đầy đủ trước và sau khi uống rượu: Tránh uống rượu khi bụng đói, vì điều này sẽ làm tăng khả năng gây ngộ độc và hạ đường huyết, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, co giật. Hãy ăn các thực phẩm có đường, tinh bột như cơm, khoai tây hoặc sữa để giữ cân bằng đường huyết.
Theo dõi người say rượu: Nếu người uống có dấu hiệu ngộ độc (mất thị lực, hôn mê, nôn ói liên tục), cần đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Đặc biệt, nếu nghi ngờ ngộ độc methanol, triệu chứng có thể không xuất hiện ngay mà có thể mất đến 24 giờ mới biểu hiện, vì vậy cần phải được theo dõi kỹ lưỡng.
Vấn nạn rượu giả, rượu lậu trong dịp Tết luôn là mối lo ngại lớn, đặc biệt là khi các bữa tiệc diễn ra dày đặc. Một vụ việc gần đây tại Hà Nội khi cơ quan chức năng kiểm tra một nhà hàng tại huyện Chương Mỹ đã phát hiện hơn 500 lít rượu màu thủ công không rõ nguồn gốc. Rượu này được pha chế từ nguyên liệu không rõ ràng, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc.
Các cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm tra và kiểm soát hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu, đặc biệt là các loại rượu thủ công.
Bà Trần Việt Nga, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết cơ quan chức năng cần triển khai các biện pháp mạnh mẽ để kiểm tra, truy xuất nguồn gốc của các lô rượu đang lưu thông, xử lý nghiêm các hành vi làm giả, làm nhái hoặc sử dụng nguyên liệu bị cấm trong sản xuất rượu.
-
Ngộ độc rượu gia tăng dịp Tết và những lưu ý cần biết -
Tết đặc biệt: Những thiên thần đến sau hành trình 12 năm -
Tin mới y tế ngày 24/1: Nhiều người đau đầu do áp lực lo Tết -
Hà Nội mạnh tay xử lý vi phạm an toàn thực phẩm dịp Tết -
Dược phẩm sẽ là ngành ứng dụng AI nhiều nhất trong tương lai -
Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm -
Tin mới y tế ngày 23/1: Phòng ngừa nguy cơ mất an toàn thực phẩm
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green