
-
Hà Nội sẵn sàng đầu tư mạnh cho giao thông xanh
-
Nông nghiệp tuần hoàn: Từ bài toán môi trường đến động lực tăng trưởng xanh
-
Hà Nội sẽ tính toán, ưu tiên hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện trong khu vực Vành đai 1
-
Chuyển đổi xanh: Động lực hoàn thiện chính sách môi trường trong nông nghiệp
-
Lan tỏa sáng kiến OCOP của Việt Nam ra thế giới trên tinh thần “bốn tốt hơn” -
Hồi sinh các dòng sông ô nhiễm bằng quản lý tổng hợp và hành động đồng bộ
Hiệu quả từ mô hình tiên phong
Thực tiễn thời gian qua đã ghi nhận nhiều mô hình áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp tại Việt Nam, từ quy mô hộ nông dân cho đến hợp tác xã và doanh nghiệp tư nhân.
Tại Diễn đàn Nông nghiệp 2025: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức, một loạt các mô hình tiêu biểu đã được gọi tên.
Điển hình các mô hình ứng dụng cơ giới hóa thu gom rơm rạ để làm nguyên liệu trồng nấm, sản xuất phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi tại nhiều địa phương thuộc vùng trung du, Đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nam Bộ, giúp tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa từ 10–15% so với phương thức truyền thống.
Tại các tỉnh như Phú Thọ, Hưng Yên, Lào Cai, Tuyên Quang, mô hình chăn nuôi trâu bò tuần hoàn sử dụng phụ phẩm nông nghiệp (thân ngô, rơm rạ, bã sắn, đậu tương...) để ủ chua làm thức ăn chăn nuôi đã giúp giảm giá thành, xử lý chất thải hữu cơ thành phân vi sinh - hình thành một chu trình khép kín ngay trong trang trại.
Không chỉ dừng lại ở hộ nông dân, một số doanh nghiệp Việt đã bắt đầu định hình hệ sinh thái tuần hoàn cho riêng mình.
Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công - Nông nghiệp Tiến Nông cho biết: “Chúng tôi đã phát triển các sáng chế độc quyền về phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh sử dụng phụ phẩm như rơm rạ, phân chuồng, bã mía... góp phần cải tạo đất, tiết kiệm chi phí và giảm phát thải nhà kính”.
Tiến Nông cũng đầu tư hệ thống xử lý và tái sử dụng toàn bộ nước thải, chuẩn bị triển khai điện mặt trời áp mái trên diện tích 6.000 m², thay thế lò hơi than đá bằng nhiên liệu sinh khối, và từng bước thay thế xe xăng bằng xe điện. Doanh nghiệp này đang trong quá trình kiểm kê khí nhà kính, chuẩn bị đón đầu các cơ chế thị trường carbon, không chỉ để tuân thủ pháp luật, mà còn nhằm tạo cơ hội tiếp cận nguồn vốn tài chính xanh.
![]() |
Kinh tế tuần hoàn là hướng đi tất yếu giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng bền vững cho nông nghiệp Việt Nam. |
Trong khi đó, ngành lúa gạo - một trong những trụ cột lớn của nền nông nghiệp Việt Nam cũng đang chuyển mình mạnh mẽ. Các mô hình như lúa, cá, vịt ở Đồng bằng sông Cửu Long, hay thu gom rơm rạ để sản xuất nấm, phân vi sinh, chất đốt sinh khối tại miền Bắc đã mở ra nhiều hướng đi mới, vừa tận dụng phụ phẩm, vừa tăng giá trị sản phẩm và thu nhập cho người nông dân.
Công ty cổ phần Kinh doanh - Chế biến Nông sản Bảo Minh, một doanh nghiệp tư nhân 30 năm tuổi, đang xây dựng chuỗi tuần hoàn ở các vùng nguyên liệu trọng điểm như: Tứ Kỳ (Hải Phòng) với mô hình ruộng rươi - lúa ST25 không hóa chất; Lào Cai, Điện Biên với giống Séng Cù cổ và nước khe khoáng; Chương Mỹ (Hà Nội) với giống Japonica đạt chuẩn hữu cơ USDA.
Tổng giám đốc Bùi Thị Hạnh Hiếu cho biết: “Chuyển đổi từ canh tác thường sang hữu cơ mất 3-5 năm, trong khi doanh nghiệp vẫn phải mua nguyên liệu theo giá cao từ đầu để giữ vùng trồng, nhưng lại thiếu chính sách tín dụng xanh, thiếu quy hoạch vùng hữu cơ quy mô lớn”.
Những điểm nghẽn cần được tháo gỡ
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt và yêu cầu truy xuất, kiểm định. phát thải ngày càng khắt khe, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp tuần hoàn đang cần một quyết sách công bằng, ổn định và dài hạn, hơn là những ưu đãi ngắn hạn, nhỏ lẻ.
“Chúng tôi không xin ưu đãi, chỉ cần một chính sách công bằng, dài hạn, ổn định để những người làm nông nghiệp tử tế có thể sống được, lớn được và lan tỏa được”, bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, CEO Bảo Minh chia sẻ.
Các doanh nghiệp cho rằng, nhà nước cần áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án đầu tư vào công nghệ tuần hoàn: xử lý nước thải, sản xuất phân bón hữu cơ, điện mặt trời, xe điện nông nghiệp. Xây dựng quỹ tín dụng xanh với lãi suất thấp và thủ tục linh hoạt hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cho phép khấu trừ chi phí đầu tư vào các hệ thống kiểm kê khí nhà kính, hệ thống số hóa truy xuất nguồn gốc và các nền tảng quản lý sản xuất tuần hoàn.
Trong khi các nền kinh tế lớn đang tăng tốc đón đầu “làn sóng carbon” và tái cấu trúc chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu theo hướng xanh và minh bạch, Việt Nam cần hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn, không chỉ để bảo vệ môi trường, mà để tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn cho ngành nông nghiệp và thu hút dòng vốn tài chính xanh đang tìm kiếm cơ hội ở các thị trường đang phát triển.

-
Ngóng chính sách “xanh” cho nhà đầu tư vào nông nghiệp -
Lan tỏa sáng kiến OCOP của Việt Nam ra thế giới trên tinh thần “bốn tốt hơn” -
Hồi sinh các dòng sông ô nhiễm bằng quản lý tổng hợp và hành động đồng bộ -
Hà Nội miễn tiền thuê đất, một số loại phí, lệ phí cho doanh nghiệp làm sản phẩm tái chế -
Từ 2026, doanh nghiệp phát thải lớn bắt buộc kiểm kê khí nhà kính -
Biến khí thải thành “vàng xanh” -
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Ngành nông nghiệp và môi trường vững bước trong giai đoạn khó khăn
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng
-
Xuất hiện căn hộ 4 mặt view sông ngay mặt tiền Quốc lộ 13, giá chỉ từ 36,8 triệu đồng/m2