
-
Nhức nhối thuốc giả, sữa giả
-
Bổ sung nguồn vốn ngân sách triển khai mua sắm thiết bị y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
-
Kết nối VNeID giúp người dân an tâm mua thuốc: Hơn 100.000 lượt truy cập chỉ sau hơn 3 tháng
-
Tin mới y tế ngày 22/4: Bộ Y tế đề nghị các sàn thương mại điện tử siết chặt việc bán thuốc kê đơn, thuốc kiểm soát đặc biệt -
Vụ sữa giả vào bệnh viện: Chấn chỉnh tình trạng kê đơn sữa, thực phẩm chức năng tại cơ sở y tế
Tại buổi tập huấn “Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường” ngày 23/4/2025, các chuyên gia đã cùng phân tích mối liên hệ giữa việc tăng thuế thuốc lá với phản ứng từ thị trường, doanh nghiệp, tình trạng buôn lậu tại Việt Nam, cũng như tác động đến ngân sách, sức khỏe cộng đồng, chi phí y tế và năng suất lao động. Mục tiêu là làm rõ vai trò của chính sách thuế thuốc lá trong chiến lược phát triển bền vững quốc gia.
TS. Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển cho biết, khảo sát năm 2025 cho thấy mặc dù thuế chưa tăng, giá thuốc lá tại các cửa hàng bán lẻ đã tăng, và giá thuốc lá lậu cũng tăng tương ứng. Điều này cho thấy lập luận của các doanh nghiệp thuốc lá rằng “tăng thuế sẽ khiến thuốc lá lậu rẻ hơn, dẫn đến gia tăng tiêu dùng” hoàn toàn đi ngược lại thực tế.
Chuyên gia kinh tế Đào Thế Sơn khẳng định, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chính sách tài khóa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, chứ không cản trở nó.
Các mức thuế hiện nay mới chỉ phần nào bù đắp thiệt hại y tế mà thuốc lá gây ra cho toàn dân. Việc tăng thuế có thể làm giảm phần lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp, nhưng đồng thời lại giúp tăng đóng góp ngân sách, và tổng lợi ích kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng.
“Quá trình cải cách thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam không làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, mà thực chất là sự phân bổ lại nguồn lực để đảm bảo vấn đề an sinh xã hội được giải quyết tốt hơn”, ông Sơn nhấn mạnh.
Ông Sơn đồng tình với đề xuất của Bộ Y tế, cho rằng nên áp dụng mức thuế tuyệt đối 5.000 đồng/bao từ năm 2026 và tăng dần đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, bên cạnh thuế theo tỷ lệ hiện hành.
Theo ước tính sơ bộ của Hội Kinh tế y tế Việt Nam, trong năm 2022, tổng chi phí cho khám chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến thuốc lá là khoảng 108.000 tỷ đồng, tương đương 1,14% GDP năm 2022 - một con số lớn gấp năm lần so với đóng góp từ thuế thuốc lá cho ngân sách.
Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 104.300 ca tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, trong đó có 85.500 ca do hút thuốc trực tiếp và 18.800 ca do hút thuốc thụ động.
Ths.Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) cũng nhấn mạnh, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm. Với hơn 7.000 hóa chất độc hại, trong đó có 69 chất gây ung thư, thuốc lá là thủ phạm của ít nhất 25 loại bệnh như ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản.
![]() |
Ths.Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) |
Đáng lo ngại hơn, thuốc lá đã và đang tạo ra gánh nặng bệnh tật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn lao động. Theo bà Hải, hơn 45 triệu người Việt Nam hiện có nguy cơ mắc bệnh và tử vong sớm do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thuốc lá.
Phần lớn nạn nhân là những người trong độ tuổi lao động, bị tử vong sớm do các bệnh liên quan đến thuốc lá, làm suy giảm quy mô và chất lượng nguồn lao động cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Gánh nặng này dự kiến sẽ càng rõ nét trong 10 - 20 năm tới, khi những người hút thuốc hiện nay bắt đầu hứng chịu hệ lụy về sức khỏe. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tổn thất kinh tế toàn cầu do thuốc lá gây ra mỗi năm lên tới 1.400 tỷ USD.
Về tình hình thuế và giá thuốc lá tại Việt Nam, bà Hải cho biết, từ năm 2008 đến 2019, Việt Nam chỉ có ba lần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, mỗi lần tăng rất nhẹ (khoảng 5%) và cách nhau nhiều năm. Ví dụ, năm 2006 tăng từ 55% lên 65%; năm 2016 (sau 8 năm) tăng từ 65% lên 70%; và năm 2019 (sau 3 năm) tăng từ 70% lên 75%.
Cụ thể, một bao thuốc lá bán lẻ giá 10.000 đồng thì giá xuất xưởng chỉ khoảng 3.900 đồng. Việc tăng thuế từ 70% lên 75% chỉ khiến giá tăng thêm 220 đồng, tức khoảng 3% - một con số không đáng kể so với mức tăng thu nhập bình quân (5%) và lạm phát (4%) hàng năm. Do đó, tác động của việc tăng thuế đến hành vi tiêu dùng trong giai đoạn này là rất hạn chế.
Đáng chú ý, giá bán lẻ một bao thuốc lá phổ biến tại Việt Nam hiện chỉ khoảng 0,9 USD, gần thấp nhất trong số 19 nước khu vực Tây Thái Bình Dương.
Hiện có khoảng 40 nhãn hiệu thuốc lá có giá dưới 10.000 đồng/bao, nhiều loại chỉ dao động từ 7.000 - 8.000 đồng. Với mức giá rẻ như vậy, thuốc lá trở nên quá dễ tiếp cận đối với người nghèo, thanh thiếu niên và trẻ vị thành niên.
TS. Nguyễn Ngọc Anh cũng dẫn số liệu thống kê từ năm 2008 đến 2023 cho thấy: dù thuế tăng, sản xuất và xuất khẩu thuốc lá vẫn tăng, trong khi số người tiêu dùng không giảm. Nếu như năm 1994, người tiêu dùng phải bỏ ra 31% thu nhập năm để mua 100 bao thuốc lá thì đến năm 2017, chỉ cần bỏ ra 5,2% thu nhập năm là đủ mua số lượng tương đương.
Về chi tiêu cho thuốc lá, chuyên gia Đào Thế Sơn chia sẻ, một số nghiên cứu cho thấy, tiêu dùng thuốc lá đang lấn át chi tiêu cho giáo dục, đặc biệt là tại các hộ nghèo. Đây là điều đáng lo ngại khi thuốc lá không chỉ gây tổn thất về sức khỏe mà còn bào mòn ngân sách hộ gia đình.
Việc tăng thuế thuốc lá có thể giúp giảm tỷ lệ người hút, giảm thời gian mất sức lao động do bệnh tật, tiết kiệm chi phí y tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng. Ông Sơn nhấn mạnh, Việt Nam cần mạnh dạn tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để hướng tới tăng trưởng bền vững. Cần bổ sung mức thuế tuyệt đối từ 5.000 đồng/bao vào năm 2026 và tăng dần đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030.
Bà Hải cũng đồng tình, cho rằng việc cải cách chính sách thuế theo hướng bổ sung thuế tuyệt đối để tiến tới hệ thống thuế hỗn hợp, cùng lộ trình tăng đều đặn, là điều cần thiết. Mục tiêu là để giá thuốc lá tăng theo mức tăng thu nhập và dần hướng tới mức thuế tối ưu, chiếm 75% giá bán lẻ, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong xã hội.

-
Người Việt chi khám chữa bệnh do thuốc lá nhiều gấp 5 lần thuế thu từ thuốc lá -
Kết nối VNeID giúp người dân an tâm mua thuốc: Hơn 100.000 lượt truy cập chỉ sau hơn 3 tháng -
Tin mới y tế ngày 22/4: Bộ Y tế đề nghị các sàn thương mại điện tử siết chặt việc bán thuốc kê đơn, thuốc kiểm soát đặc biệt -
Vụ sữa giả vào bệnh viện: Chấn chỉnh tình trạng kê đơn sữa, thực phẩm chức năng tại cơ sở y tế -
Bộ Y tế đề xuất tăng mức xử phạt các hành vi buôn bán thuốc giả -
Danh sách 16 loại thuốc chưa được cấp đăng ký lưu hành, người dùng cần thận trọng -
Tin mới y tế ngày 21/4: Tiếp lửa hành trình tìm con cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh