-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Vừa qua, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận ca bệnh H.T.H (58 tuổi, quê Định Hóa, Thái Nguyên). Bệnh nhân mắc đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp, thoái hóa cột sống nhiều năm.
Rất nhiều trường hợp bị ngộ độc vì lạm dụng thuốc giảm đau liều cao. |
Người bệnh thường xuyên uống Medrol liều cao. Điều này dẫn đến các tác dụng phụ của thuốc như mặt tròn đỏ, bụng béo trung tâm, da mỏng, rạn da ở bụng,… Trong đó, một tác dụng phụ của thuốc là khiến da bàn chân rất mỏng, dẫn đến rách da, nhiễm trùng bàn chân nặng, đe dọa lan lên hết cẳng chân phải, đe dọa tính mạng.
Người bệnh này đã được điều trị ở tuyến dưới nhưng điều trị không thành công, do bệnh phối hợp là suy thượng thận cấp và nhiễm trùng nặng. Vì vậy, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Hiện tại, bệnh nhân đã được điều trị ổn định và có thể xuất viện.
Suy tuyến thượng thận cấp thường gặp ở bệnh nhân lạm dụng corticoid là một tình trạng y khoa đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Cũng về lạm dụng thuốc giảm đau liều cao, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho hay các bác sĩ tại đây mới tiếp nhận bệnh nhân nữ trẻ tuổi, tên T.P.H ngộ độc nặng thuốc Paracetamol.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng tỉnh chậm, da, niêm mạc nhợt, thể trạng suy kiệt, tim nhịp nhanh, phù 2 chi dưới, bụng chướng nhẹ, ấn đau vùng hạ sườn phải.
Theo chia sẻ của người nhà bệnh nhân, 10 giờ trước khi vào viện, người bệnh đã uống cùng lúc 60 viên Paracetamol 500mg. Sau khi uống, người bệnh đau bụng, buồn nôn nên được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cấp cứu.
Theo các bác sĩ điều trị, đây là liều thuốc rất cao, gấp khoảng 30 lần so với liều thông thường trong 1 lần uống ở 1 người lớn 50 kg. Chị H. được chẩn đoán ngộ độc cấp Paracetamol giờ thứ 10 và được điều trị giải độc ngay sau đó.
Sang ngày thứ 2, bệnh nhân suy gan cấp, rối loạn đông máu nặng nên các bác sĩ phải điều trị tích cực với truyền thuốc giải độc liều cao, lọc máu cấp cứu, thay huyết tương kết hợp lọc máu hấp phụ.
Sau 8 ngày chăm sóc và điều trị tích cực, sức khỏe người bệnh dần ổn định, đồng thời được chuyển khám thêm chuyên khoa thần kinh điều trị ổn định tâm lý, dự kiến xuất viện trong một vài ngày tới.
TS.BS Hà Thị Bích Vân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, cho biết, người bệnh do uống một lúc 30 gram Paracetamol, là liều ngộ độc rất cao nên tình trạng suy gan diễn biến nặng nhanh. Tuy nhiên, may mắn người bệnh được cấp cứu kịp thời nên đã qua cơn nguy kịch.
Trước đó, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho thấy đã có nhiều bệnh nhân lạm dụng thuốc hạ sốt phải nhập viên cấp cứu, đặc biệt là trong đợt dịch Covid-19.
Theo chuyên gia, hiện trên thị trường mỗi nước có thể có tới hàng trăm biệt dược có tên gọi khác nhau có chứa thành phần chính là paracetamol, trong đó với dạng viên có hàm lượng Paracetamol mỗi viên phổ biến là 500mg.
Ngoài ra, thuốc có thể ở dạng viên đặt hậu môn, gói bột hoặc xy-rô. Các sản phẩm thuốc có thể chứa Paracetamol đơn thuần hoặc các thành phần khác ngoài Paracetamol là các thuốc giảm đau khác phối hợp như các chất dạng thuốc phiện (như Codein, Tramadol), hoặc các thuốc loại kháng histamine như Chlorpheniramine, các thuốc co mạch giúp giảm ngạt mũi như Phenylephrine, các thuốc giảm ho như Dextromethorphan, Codein.
TS.Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, Paracetamol (tên gọi khác là Acetaminophen) là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt mức độ trung bình. Đây là nguyên nhân gây ngộ độc thường gặp nhất ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, ngộ độc cấp Paracetamol đã trở thành nguyên nhân ngộ độc thường gặp.
Ngộ độc Paracetamol do một trong hai nhóm nguyên nhân: Chủ động uống quá liều tự tử (thường được phát hiện sớm, điều trị kịp thời); lạm dụng thuốc, dùng sai dẫn tới quá liều mà không biết khi giảm đau, hạ sốt tại nhà.
Trường hợp thứ hai này rất dễ xảy ra, thường với người sốt cao, kéo dài, đau nhiều, đau mạn tính... Đặc biệt, người có thể trạng gầy yếu, suy nhược, ăn kém, sốt cao hoặc nhiễm trùng nặng kéo dài, thường xuyên uống nhiều rượu bia đặc biệt dễ bị ngộ độc Paracetamol.
Ngoài ra, những người đang dùng các thuốc chữa bệnh khác có thể làm tăng độc tính của Paracetamol như thuốc trị bệnh lao, chữa động kinh. Những người này nên dùng Paracetamol liều thấp nhất có thể.
Các biểu hiện ngộ độc ban đầu thường kín đáo, thậm chí không có biểu hiện, hoặc có thể nhầm với triệu chứng của bệnh gây đau, sốt. Tuy nhiên, khi xét nghiệm, người bệnh có thể bị men gan tăng dần, bắt đầu từ ngày thứ 2-3 trở đi.
Với trường hợp ngộ độc do lạm dụng thuốc, tổn thương gan có thể chậm hơn. Khi bệnh nhân bị vàng da, chán ăn…, tức là đã muộn. Khi có viêm gan nặng, người bệnh dễ bị suy gan, hôn mê gan, lúc này, tỷ lệ tử vong là trên 50%.
Về liều dùng Paracetamol tối đa theo khuyến cáo, người Việt Nam có thể trạng trung bình và không có các yếu tố nguy cơ nêu trên là: Người trưởng thành (không quá 3 gam trong 24 giờ); trẻ em (15 mg/kg cân nặng cho mỗi lần và không quá 6 lần/24 giờ).
Tuy nhiên, sử dụng liều này cho người có nhiều yếu tố và hoàn cảnh nguy cơ nêu trên lại gây ngộ độc. Trên thực tế, các bác sĩ khi kê thuốc cho người bệnh trưởng thành chỉ kê 1-1,5 gam Paracetamol cho mỗi 24 giờ (tương đương 2-3 viên loại hàm lượng 500 mg). Bác sĩ khuyến cáo tốt nhất là mọi người nên dùng liều thấp nhất có thể.
Để sử dụng an toàn, chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên dùng 2-3 viên Paracetamol loại 500 mg. Người bệnh cần biết rõ tên và thành phần các thuốc đang dùng và sử dụng đúng hướng dẫn.
Người bệnh cần chú ý đến các loại thuốc khác đang dùng, đặc biệt là thuốc chữa bệnh lao hoặc động kinh..., và thể trạng của người bệnh dễ bị ngộ độc Paracetamol (lạm dụng rượu, gầy yếu, suy nhược, ăn kém, nhiễm trùng nặng hoặc các bệnh gây suy mòn).
Bên cạnh đó, theo chuyên gia, người bệnh cần biết rõ tên và thành phần các thuốc đang dùng và dùng đúng hướng dẫn.
Ngoài ra, theo Giám đốc Trung tâm Chống độc, người bệnh cần chú ý tới các loại thuốc khác đang dùng (đặc biệt một số thuốc chữa bệnh lao hoặc động kinh làm tăng độc tính của Paracetamol) và thể trạng của người bệnh dễ bị ngộ độc Paracetamol (lạm dụng rượu, gày yếu, suy nhược, ăn kém, nhiễm trùng nặng hoặc các bệnh gây suy mòn).
Luôn kết hợp các biện pháp khác an toàn hơn để hạ sốt, giảm đau như nới rộng quần áo, chườm, tắm nước ấm, uống đủ nước,….Khi bệnh không đỡ hoặc có biểu hiện bất thường thì cần tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025