
-
Tránh “điểm mù” khi khởi nghiệp trong ngành F&B
-
Chủ động thích ứng vững vàng giữa thế giới kinh doanh bất định
-
Nhà sáng lập có thể nhân đôi hiệu suất từ những việc tưởng rất nhỏ
-
Giám đốc Đào tạo Học viện Golf Jack Nicklaus: "Tôi mong được thấy nhiều golfer trẻ Việt Nam thi đấu trên đấu trường quốc tế"
-
Con trai thứ hai của bầu Hiển làm Chủ tịch Vietravel Airlines -
Bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng giám đốc FWD Việt Nam
Một chuỗi nhọc nhằn
Chuỗi ngày nhọc nhằn đến với Nguyễn Duy Hà ngay từ những ngày đầu tiên sau khi anh rời ghế phổ thông, hăm hở bước vào kỳ thi đại học, với đam mê dành trọn cho ngành sư phạm, nhưng lại bị rớt. Quyết chí thi lại, nhưng không muốn phụ thuộc vào gia đình, anh khăn gói từ Bắc Ninh tới Ninh Bình học nghề hàn để kiếm kế mưu sinh.
Năm 2002, anh vào TP.HCM để biến đam mê của mình thành hiện thực. Song qua 2 lần thi, thành công vẫn chưa mỉm cười với chàng trai vùng quê quan họ. Lúc ấy, Nguyễn Duy Hà buộc phải thay đổi hướng đi với lựa chọn chấp nhận làm đủ thứ nghề, từ tiếp thị, gia sư, xe ôm, tới thợ hàn… để theo học tại Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM. Dẫu vậy, ước muốn một lần chinh phục cánh cửa của kỳ thi đại học vẫn đau đáu trong anh. Nhưng thật trớ trêu, thêm 2 lần đi thi cũng là thêm 2 lần thất bại và đến lúc này, anh đành phải chấp nhận thực tế đó.
![]() |
Doanh nhân 8X Nguyễn Duy Hà. |
“Học cao đẳng được gần 3 năm thì tôi tạm bỏ để mở trung tâm gia sư. Đây cũng là thời gian tôi loay hoay để định hướng cuộc đời mình. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra, rằng tôi sinh ra để làm gì, nếu không học đại học rồi xin vào làm công cho một nơi nào đó thì cuộc đời sẽ ra sao…”, Nguyễn Duy Hà trầm tư nhớ về những ngày tháng đã qua.
Sau 2 năm mở trung tâm gia sư, Hà quay lại xin học tiếp để có bằng cao đẳng năm 2007. Trở về quê với tấm bằng trong tay, Nguyễn Duy Hà bắt đầu những tháng ngày lập nghiệp. Hết trung tâm gia sư, đến quán cà phê, rồi lại công ty vận tải, nhưng thứ tồn tại lâu nhất cũng chỉ kéo dài 1 năm. Trong thời gian này, Hà nhận ra rằng, không thể thành công nếu chỉ dựa vào lao động chân tay.
Rồi bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời Hà cũng đã đến khi anh đọc được bộ sách “Dạy con làm giàu của Robert Kiyosaky”. Từ đây, Hà đã xác định được sứ mệnh cuộc đời cũng như doanh nghiệp của mình. Với nhiều người, thất bại là điều đáng xấu hổ và cần phải che giấu. Nhưng đối với Hà: “Tôi luôn trân trọng những thất bại liên tiếp của mình và cho rằng đấy là người thầy đã dạy mình những bài học vô giá. Điều lớn nhất mà tôi nhận ra qua bao lần thất bại là sự thiếu thực tế, tôi bước vào đời với đam mê, máu lửa, nhưng thiếu thực tiễn. Muốn thành công thì phải trải qua gian nan, thử thách, nếu thành công không trải qua thất bại thì rồi sẽ thất bại, đấy là quy luật…”.
Có ý tưởng là có tiền
Quyết định đi lên từ thất bại, năm 2010, Nguyễn Duy Hà thành lập Công ty cổ phần SBI, một công ty chuyên về vận tải. Khi mở công ty vận tải này, mục tiêu đầu tiên anh hướng tới là phải tạo ra được đồng tiền trước mắt để nuôi sống bản thân. Anh nhận thấy, việc dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang đổ về các tỉnh phía Bắc, trong đó có 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, chính là cơ hội để anh đứng lên và làm lại từ đầu.
Lúc ấy, trong tay không còn đồng vốn nào, cũng chẳng có một đầu xe vận tải nào, Hà quyết định đi vay lãi ngày với số tiền 40 triệu đồng để có vốn lập nghiệp. Đồng thời, anh đi tìm những công ty vận tải có xe cho thuê nhưng chưa có việc làm và đặt vấn đề liên kết với họ. Có được số lượng xe vận tải trong tay, Hà tự tin đi chào mời khách hàng là những công ty nước ngoài. Chính vốn kiến thức sau những năm tháng học tại Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM đã giúp anh tự tin tiếp cận đối tượng khách hàng vốn khó tính và chưa thực sự tin tưởng vào doanh nghiệp Việt Nam này.
“Thời điểm đầu, tôi thực sự cơ cực với đồng tiền, bởi số lãi ngày khá cao. Cũng nhờ khó khăn xoay xở đồng tiền, tôi nhận ra giá trị cốt lõi của đồng tiền. Đó là tiền chính là ý tưởng, chứ không phải là tài sản, nếu ý tưởng khả thi thì tiền sẽ về với ta”, Hà chia sẻ và nở nụ cười mãn nguyện khi cho biết, sau 5 năm hoạt động, công ty của anh đã có 50 đầu xe vận tải.
Cũng từ đây, Nguyễn Duy Hà quyết định đi tiếp con đường mình đã chọn từ lâu, nhưng do chưa đủ điều kiện thực hiện nên bấy lâu anh phải đi đường vòng qua việc xây dựng công ty vận tải, đó là logistics. Anh xác định, khách hàng chính của Công ty là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bởi những doanh nghiệp này có tính thanh khoản tốt, hướng đi chủ yếu là xuất nhập khẩu. Đặc biệt, mục tiêu lâu dài của anh là vươn ra nước ngoài, chứ không phải là trong nước.
“Khởi nghiệp trong mảng logistics, tôi cũng đã trả giá rất nhiều vì chưa có kinh nghiệm, thậm chí, có thời điểm bị thua lỗ khá nhiều. Nhưng từ đây, tôi tính toán lại, xây dựng các bước chuyên nghiệp hơn và dần có lãi trong kinh doanh”, Hà chia sẻ.
Đến thời điểm này, khó khăn vẫn chưa hết, bởi SBI là một công ty nhỏ, nhưng phải cạnh tranh với hàng loạt công ty lớn của nước ngoài trong lĩnh vực logistics. Hơn nữa, các công ty nước ngoài khi đến Việt Nam hoạt động thường mang theo đối tác của mình. Vì vậy, để thâm nhập được vào thị trường này, Hà cho rằng, yếu tố duy nhất để chinh phục đối tác nước ngoài là thực lực của công ty, phải làm được việc và có uy tín thì mới được họ chấp nhận.
Trên con đường đi sắp tới, Nguyễn Duy Hà sẽ định vị SBI với những hoạt động chuyên nghiệp hơn, hướng tới xây dựng các đại lý tại nước ngoài, đặc biệt là thị trường Singapore, Mỹ và có văn phòng đại diện khắp Việt Nam. Mới đây nhất, trong tháng 6 vừa qua, SBI đã mở một văn phòng tại Bắc Giang, tiếp đó sẽ khai trương văn phòng tại Thái Nguyên và TP.HCM.
Ngoài ra, Hà vẫn tiếp tục kiếm tìm sự hợp tác với các công ty hoạt động cùng lĩnh vực để bổ trợ những điểm mà SBI còn yếu. “Những khâu nào Công ty còn yếu và không thể thực hiện được thì tôi sẽ tìm kiếm các công ty làm tốt hơn để hợp tác và học hỏi kinh nghiệm. Cái yếu nhất của SBI lúc này là tài chính, vậy nên đòn bẩy để phát triển còn yếu và công ty vẫn tiến khá chậm so với kế hoạch”, vị doanh nhân lọt vào top 10 doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp tiêu biểu năm 2016 chia sẻ.

-
Doanh nhân Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Asia Gate Travel: Người hóa giải những nhiệm vụ bất khả thi
-
Tránh “điểm mù” khi khởi nghiệp trong ngành F&B
-
Doanh nhân Phạm Thị Kiều Oanh, Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Rueco: Làm nông nghiệp bằng sự tử tế
-
Chủ động thích ứng vững vàng giữa thế giới kinh doanh bất định
-
Hanel và Chủ tịch Hanel được vinh danh tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á 2025 -
Truyền cảm hứng cho thế hệ doanh nhân trong tương lai -
Nhà sáng lập có thể nhân đôi hiệu suất từ những việc tưởng rất nhỏ -
Doanh nhân Lê Quốc Khánh, Tổng giám đốc CTCP Vận tải và Dịch vụ Phú Hoàng: Chọn hướng đi xanh -
Trần Quang Vinh, Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Murror: Hạnh phúc khi giúp mọi người “chữa lành” nỗi đau bên trong -
Doanh nhân Đặng Thanh Tùng, Giám đốc New World Travel: “Công việc cho tôi chạm vào cảm xúc mỗi ngày” -
Phạm Sơn Lộc, Nhà sáng lập, Giám đốc công nghệ VierCycle: Nâng tầm trải nghiệm đạp xe vì lối sống xanh
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế