
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Đà Nẵng: Cảnh báo tình trạng cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp -
Lật tẩy đường dây lừa đảo tài chính xuyên quốc gia
![]() |
Ông Đặng Thanh Bình (64 tuổi, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Trước đó, phiên tòa sơ thẩm hồi đầu tháng 7/2018 tuyên phạt bị cáo Đặng Thanh Bình 3 năm tù; Lê Văn Thanh, cựu Chánh thanh tra NHNN tỉnh Long An 2 năm 6 tháng tù; Hà Tấn Phước, cựu Tổ trưởng tổ giám sát, cựu Phó giám đốc NHNN chi nhánh Long An 2 năm tù; Ngô Văn Thanh, cựu thành viên tổ giám sát, cựu Phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank Long An 1 năm 6 tháng tháng tù; Phạm Thế Tuân, cựu Tổ phó tổ giám sát, cựu Phó giám đốc Vietcombank chi nhánh TP.HCM 1 năm tù.
Sau đó, cả 5 bị cáo đã đồng loạt làm đơn kháng cáo. Ông Đặng Thanh Bình cho rằng, việc tòa sơ thẩm đánh giá ông có vai trò chính trong việc tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (sau này là VNCB, hiện nay là CB), thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là không thỏa đáng.
Theo nội dung bản án sơ thẩm, với chức vụ được giao, ông Đặng Thanh Bình được phân công phụ trách Cơ quan thanh tra giám sát NHNN, Vụ Pháp chế, giúp Thống đốc chỉ đạo việc tái cơ cấu 6 ngân hàng (NH) yếu kém theo đề án 254 của Chính phủ, chỉ đạo công tác thanh tra giám sát trong đó có hoạt động tái cơ cấu, tham gia Ban chỉ đạo tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín.
Điều kiện nhà đầu tư tham gia tái cơ cấu phải có năng lực tài chính, tuy nhiên bị cáo Bình lại có bút phê việc kiểm tra năng lực sẽ thực hiện sau, tạo điều kiện cho nhóm Phạm Công Danh sử dụng tiền, gây thất thoát 15.000 tỷ đồng tại VNCB. Đồng thời, bị cáo không có chỉ đạo quyết liệt nào để thanh tra giám sát ngân hàng dù đã có những báo cáo về sai phạm.
Hậu quả của vụ án là, từ khi nhóm cổ đông Thiên Thanh điều hành, Ngân hàng Đại Tín làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu tiếp tục âm, nợ xấu tăng cao.
Vào thời điểm khởi tố vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm năm 2014, vốn chủ sở hữu của VNCB âm hơn 18.000 tỷ đồng, gấp 4 lần so với lúc chưa tái cơ cấu, nợ phải trả là hơn 38.000 tỷ đồng. Vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm đã xác định thiệt hại là hơn 15.000 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ án này, bản án sơ thẩm xác định, quá trình giám sát, cả 4 thành viên tổ giám sát gồm các ông Lê Văn Thanh, Hà Tấn Phước, Ngô Văn Thanh Phạm Thế Tuân khi phát hiện sai phạm của Phạm Công Danh và đồng phạm, đã không quyết liệt dùng biện pháp phù hợp, kiên quyết thu hồi tiền cho VNCB.

-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Đà Nẵng: Cảnh báo tình trạng cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp -
Lật tẩy đường dây lừa đảo tài chính xuyên quốc gia -
TP.HCM: Tháng cao điểm phát hiện hàng tấn thực phẩm bảo vệ sức khỏe không nguồn gốc -
Đồng Nai: Buộc Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài nộp hơn 154 tỷ đồng -
Phát hiện vụ thẩm lậu 1.400 tấn chân gà đông lạnh, trốn thuế 7 tỷ đồng -
Không khởi tố hình sự liên quan tố cáo C.P. Việt Nam vi phạm an toàn thực phẩm -
Khởi tố vợ chồng giám đốc công ty sản xuất gần 70.000 chai dầu gió giả tại TP.HCM
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower