Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Nhà cung cấp nước ngoài tiếp thị nhiều công nghệ, thiết bị mới cho ngành dệt may Việt Nam
Thế Hải - 14/09/2018 06:25
 
Nhiều công nghệ, thiết bị và nguyên phụ liệu mới nhất trong ngành dệt may sẽ được các nhà sản xuất, cung ứng đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ mang đến tiếp thị tới các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thông qua Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt may - thiết bị, vải và nguyên phụ liệu 2018 tại Hà Nội từ 19-21/09/2018.
Việc đầu tư công nghệ sản xuất để tăng năng suất lao động là con đường ngắn nhất để ngành dệt may tăng được khả năng cạnh tranh.
 Tại HANOITEX 2018 sắp diễn ra tại Hà Nội, các nhà cung cấp thiết bị dệt may đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ tiếp thị tới DN Việt Nam những công nghệ, thiết bị và xu hướng phụ liệu mới nhất của dệt may thế giới.

Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt may - thiết bị, vải và nguyên phụ liệu 2018 (HANOITEX 2018 ) sẽ diễn ra từ ngày 19-21/09/2018 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE - 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Đây là sự kiện được tổ chức bởi Công ty Triển lãm CP Hồng Kông (CP Exhibition) với sự phối hợp cùng Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX), Công ty cổ phần Triển lãm Hội nghị và Quảng cáo Việt Nam (VCCI Expo) và sự bảo trợ của Bộ Công Thương và Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS).

Triển lãm là sự kiện thường niên của ngành dệt may Việt Nam, tập trung giới thiệu các máy móc, phụ tùng thay thế, công nghệ, thuốc nhuộm và hóa chất của ngành dệt may.

Năm nay, Triển lãm quy tụ gần 151 công ty đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm: Trung Quốc, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Hàn Quốc, Malaysia, Pakistan, Singapore, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ, ViệtNam…, giới thiệu về các loại thiết bị sợi, dệt, nhuộm; dây chuyền may thuê tự động, máy đo và cắt vải tự động; phần mềm thiết kế, nguyên phụ liệu, vải, sợi...; các giải pháp công nghệ ngành dệt may của các công ty hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực thiết bị và nguyên phụ liệu dệt may

HANOITEX 2018 tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có cơ hội tham quan, tìm hiểu, lựa chọn các chủng loại thiết bị có trình độ công nghệ hiện đại được sản xuất từ các nước công nghiệp tiên tiến,

Qua đó, giúp các doanh nghiệp dệt may có thêm thông tin và cơ hội tiếp cận các công nghệ sản xuất mới nhất để định hướng đầu tư thêm công nghệ mới nhằm tăng dần tỷ lệ nội địa hoá và có thêm nguồn nguyên phụ liệu, chủ động đáp ứng nhu cầu của khách mua hàng nước ngoài, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, góp phần vào việc phát triển ngành dệt may Việt Nam, hội nhập hiệu quả hơn với khu vực và quốc tế. 

Theo VITAS, xuất khẩu hàng dệt may tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá từ đầu năm đến nay. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 8 tháng qua đạt  19,4 tỷ USD, tăng gần 15%, cao hơn tốc độ tăng 10,4% của cùng kỳ 2017.

Những thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, các nước khối CPTPP, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN... đều tăng mạnh, tốc độ tăng vượt trội so với cùng kỳ năm 2017; Các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng hơn 20% so với cùng kỳ bên cạnh thị trường mới Trung Quốc cũng gia tăng đến gần 50%.

Với mức tăng trưởng xuất khẩu 8 tháng 2018, cho thấy, ngành đá duy trì tốt mức tăng trưởng xuất khẩu cao, bất chấp những khó khăn thị trường và cạnh tranh về giá, giành đơn hàng với các quốc gia xuất khẩu lớn như Băngladesh, Myanmar, Campuchia....

Đáng lưu ý, kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu dệt may nước ta cũng tăng mạnh, nhất là mặt hàng xơ sợi, phụ liệu và vải.

Theo lãnh đạo VITAS, khi ngành dệt may thế giới không có tăng trưởng quá lớn về nhu cầu, việc tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 10% của ngành dệt may phụ thuộc rất lớn vào đổi mới công nghệ nâng cao năng xuất , tiết kiềm nguồn lực và đổi mới phương thức quản trị .

Với mục tiêu như vậy, các kỳ triển lãm chuyên ngành luôn nỗ lực nhằm mang tới cho những doanh nghiệp dệt may trong nước những công nghệ mới nhất , nguyên phụ liệu phù hợp với chuỗi cung ứng để củng cố và gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Đặc biệt, trong làn sóng đầu tư công nghệ số, HANOITEX 2018 lần này tiếp tục có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới về máy móc thiết bị , nguyên phụ liệu , đặc biệt giới thiệu máy móc thiết bị ứng dụng tự động hóa với cuộc cách mạng 4.0 .

"Tùy theo quy mô và năng lực, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể lựa chọn đầu tư công nghệ theo cách khác nhau, mà đích đến chính là nâng được năng suất, giảm tỷ lệ hàng lỗi và quản trị quá trình sản xuất tốt hơn", đại diện Ban tổ chức HANOITEX 2018 cho hay.

CPTPP, EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu dệt may có thêm 3 - 3,5 tỷ USD mỗi năm
Nếu CPTPP và Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực thì dệt may Việt Nam có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng về kim ngạch...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư