-
Quảng Ngãi xây dựng tiêu chí đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất -
Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung -
Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 92.420 tỷ đồng -
Đà Nẵng mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cao tốc Hoà Liên - Tuý Loan -
Thúc đẩy các công trình hạ tầng quy mô lớn, hình thành trung tâm logistics xứng tầm -
Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng
Một số doanh nghiệp đầu tư vào điện mặt trời tại Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đăk Lăk, Long An, Gia Lai vừa gửi thư kiến nghị lên Chính phủ và Bộ Công thương việc sớm ban hành cơ chế phát triển điện mặt trời và cho dự án đã có trong quy hoạch được tiếp tục triển khai với kế hoạch phát điện trong giai đoạn 2021-2025.
Theo các doanh nghiệp này, sau khi có chủ trương của Chính phủ tại Quyết định 11/2017/QĐ-TTg, các nhà đầu tư đã thực hiện các hồ sơ pháp lý để triển khai dự án và đã hỗ trợ địa phương trong công tác chuẩn bị dự án, lập hồ sơ bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực hiện có.
Một số dự án điện mặt trời chưa triển khai có nguy cơ bị loại khỏi Quy hoạch điện VIII. Ảnh minh họa |
Trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, các nhà đầu tư đã gặp nhiều khó khăn do quá trình thẩm định quy hoạch kéo dài, dẫn tới không kịp hoàn thành dự án trước thời điểm 1/7/2019 để được hưởng giá bán điện ưu đãi.
Các dự án này cũng đã được đề xuất bổ sung vào quy hoạch điện lực và được Bộ Công thương thẩm định xong theo đúng quy trình tại Thông tư 43/2013/TT-BCT. Tiếp đó, các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực tại văn bản 1632/TTg-CN, ngày 20/11/2020.
Sau khi có chủ trương này, các nhà đầu tư đã nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật nhưng tới nay vẫn chưa được chấp thuận.
Đáng nói là theo các doanh nghiệp, trong quá trình thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, nhiều cơ quan có thẩm quyền đã gửi văn bản lấy ý kiến hướng dẫn của Bộ Công thương nhưng không nhận được phúc đáp.
Gần đây nhất, tại Thông báo kết luận của Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về tình hình hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, ngày 26/2/2022 có nhắc tới việc “để đảm bảo hiệu quả của nền kinh tế, đề nghị Thường trực Chính phủ xem xét, đưa ra khỏi quy hoạch 2021-2030 các nguồn điện mặt trời đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh nhưng chưa được triển khai (khoảng 6.500 MW)”.
Thắc mắc về yêu cầu “đảm bảo hiệu quả của nền kinh tế”, các doanh nghiệp ký tên kiến nghị cho hay, nếu so sánh giá điện gió ngoài khơi là 9,8 UScent/kWh, điện sinh khối là 8,47 UScent/kWh thì giá điện mặt trời chỉ có 7,09 UScent/kWh như áp dụng gần đây nhất rõ ràng thấp hơn. Theo xu hướng thế giới, giá điện mặt trời sẽ tiếp tục giảm ngay cả khi có tích hợp thêm hệ thống lưu trữ (20% tổng công suất nhà máy) và vẫn rẻ hơn các nguồn điện tái tạo khác, gồm cả hydro hay tích năng…
Đối với nhận định “chưa được triển khai”, các doanh nghiệp này cũng cho rằng, sau khi được chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch điện VII điều chỉnh, các chủ đầu tư đã triển khai dự án với các thủ tục và nguồn lực cần thiết như mua đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo vị trí, diện tích như quy hoạch…
Hiện các nhà đầu tư đã đề nghị chuẩn thuận chủ trương đầu tư từ tháng 12/2020 nhưng tới nay vẫn chưa được chấp thuận bởi cơ quan đăng ký đầu tư trả lời là chưa có cơ chế.
Các doanh nghiệp cũng cho rằng, căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật Quy hoạch 2017 quy định về nguyên tắc cơ bản trong lập quy hoạch “bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia”, các dự án đã được bổ sung vào quy hoạch điện VII điều chỉnh theo văn bản 1632/TTg-CN, ngày 20/11/2020 nhưng do vướng cơ chế nên chưa thực hiện được sẽ vẫn còn phù hợp với quy hoạch. Đồng thời khi lập Quy hoạch điện VIII phải lưu ý tính liên tục, kế thừa, ổn định để đưa các dự án điện mặt trời này vào danh sách.
Việc đưa các dự án đã có trong Quy hoạch điện hiện hành khỏi Quy hoạch điện VIII đang xây dựng nếu diễn ra sẽ gây hậu quả lớn về kinh tế và uy tín của môi trường đầu tư.
“Các chủ đầu tư đã tiến hành đầu tư nhiều chi phí cho nhân sự, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, khảo sát, thiết kế, lập báo cáo nghiên cứu dự án, thỏa thuận tổng thầu, tư vấn và nhiều chi phí khác với kinh phí rất lớn. Vì vậy, nếu dự án không còn trong quy hoạch, chủ đầu tư sẽ thiệt hại toàn bộ các chi phí này”, là kiến nghị của các doanh nghiệp điện mặt trời trước nguy cơ mất hút trong Quy hoạch điện VIII.
-
Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung -
Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 92.420 tỷ đồng -
Đà Nẵng mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cao tốc Hoà Liên - Tuý Loan -
Thúc đẩy các công trình hạ tầng quy mô lớn, hình thành trung tâm logistics xứng tầm
-
Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng -
Đưa ngành logistics phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh -
TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro -
Tăng tốc thi công Dự án Vành đai 3 - TP.HCM -
Đà Nẵng đầu tư cải tạo, nâng cấp loạt tuyến đường nội thị -
Hà Nội thúc đẩy hợp tác nhiều lĩnh vực tại Nam Phi -
Khánh Hòa chuyển hơn 26 ha đất trồng lúa để đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Diên Thọ
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm
- Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam và nỗ lực không ngừng trên chặng đường phát triển bền vững