
-
Đà Nẵng yêu cầu triển khai đầu tư ngay 5 vị trí trong Khu thương mại tự do
-
Quảng Trị lập đồ án quy hoạch chi tiết hai bên dự án đường Hùng Vương kéo dài
-
TP.HCM nhẹ gánh nỗi lo quỹ đất phát triển công nghiệp
-
Chính phủ ra Nghị quyết tháo gỡ vướng mắc dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng
-
Vốn FDI chờ chốt thuế quan để tăng tốc -
Quảng Trị dồn lực giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao
Sở Tài chính TP.HCM vừa có văn bản gửi Sở Văn hóa và Thể thao cho ý kiến về các chi phí nhà đầu tư đã bỏ ra để thực hiện Dự án xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng (gọi tắt là nhà thi đấu Phan Đình Phùng).
Qua rà soát các chi phí mà nhà đầu tư liệt kê, Sở Tài chính nhận thấy, Liên danh Tổng công ty cổ phần Đền bù giải tỏa và Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt chưa làm rõ các khoản chi phí trong quá trình thực hiện Dự án.
Mặc dù Dự án chưa triển khai, chưa khởi công nhưng nhà đầu tư liệt kê rất nhiều khoản chi phí bất hợp lý như: kinh phí giải thưởng thi thiết kế, chi phí tài trợ các hoạt động thể dục thể thao, tiền ăn giữa ca, thi công bảng quảng cáo, chi phí tư vấn thiết kế Dự án khách sạn Hyatt Regency Saigon, các chi phí liên quan đến Dự án 3 Bis Phan Văn Đạt…
![]() |
Khu đất xây dựng nhà thi đấu Phan Đình Phùng bỏ hoang giữa trung tâm TP.HCM. Ảnh: Lê Toàn |
Qua đối chiếu với Quyết định số 3861/QĐ-UB ngày 28/7/2016 của UBND TP.HCM thì Sở Tài chính nhận thấy chi phí hoàn trả cho nhà đầu tư là những chi phí đã thực hiện dự án như: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng…
Do đó, Sở Tài chính đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao rà soát, căn cứ vào tổng vốn đầu tư của Dự án, dự toán được phê duyệt, hồ sơ nghiệm thu các hạng mục mà Liên danh nhà đầu tư đã thực hiện để xem xét thanh toán các khoản chi phí hợp lệ cho nhà đầu tư.
Trước đó, vào tháng 4/2024, UBND TP.HCM quyết định dừng đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng theo hình thức hợp đồng BT để chuyển sang phương thức đầu tư công.
Sau khi chấm dứt hình thức đầu tư BT, UBND Thành phố có chủ trương hoàn trả các khoản chi phí hợp lý mà Liên danh nhà đầu tư đã bỏ ra để thực hiện Dự án.
Theo báo cáo của Liên danh Tổng công ty cổ phần Đền bù giải tỏa - Công ty cổ phần Bất động sản Phát Đạt chi phí nhà đầu tư đã bỏ ra để thực hiện Dự án là 171,6 tỷ đồng. Phía nhà đầu tư đề nghị UBND TP.HCM hoàn trả lại chi phí này khi chấm dứt Dự án.
Ngày 28/7/2016, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 3861/QĐ-UBND phê duyệt dự án. Đầu năm 2017, Trung tâm Thể dục - Thể thao Phan Đình Phùng được tháo dỡ để xây dự án mới.
Nhưng khi Dự án chưa kịp khởi công thì hình thức đầu tư BT bị “khai tử”, vì Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (Luật PPP) có hiệu lực từ đầu năm 2021. Từ đó đến nay, Dự án vẫn bị tắc.
Do dự án chậm tiến độ nhiều năm, tổng mức đầu tư liên tục tăng từ mức ban đầu 988 tỷ đồng lên 1.352 tỷ đồng và đến nay tăng lên thành 1.953 tỷ đồng.

-
Vốn FDI chờ chốt thuế quan để tăng tốc -
Quảng Trị dồn lực giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao -
Quảng Trị chuẩn bị triển khai hơn 20 km đầu tiên của dự án Quốc lộ 15D -
Nhiều dự án hàng trăm triệu USD sẵn sàng đầu tư vào VSIP Cần Thơ -
TP.HCM đề nghị Tập đoàn Sun Group hoàn thiện đề xuất tuyến metro chạy dọc sông Sài Gòn -
Gia Lai 52 dự án năng lượng tái tạo vào danh mục đấu thầu tìm nhà đầu tư -
Quảng Ngãi siết chặt tình trạng khai thác khoáng sản
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics