-
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào? -
Petrovietnam và PVcomBank lần thứ hai liên tiếp cùng Hà Nội tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long” -
Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
Vốn ngoại vẫn ở lại Việt Nam
USD trên thị trường quốc tế tăng giá mạnh sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất và dự kiến tăng tiếp 2 lần nữa từ nay đến cuối năm. Vì thế, nhiều ngân hàng trung ương tăng lãi suất và tỷ giá nhiều đồng tiền trên thế giới cũng có những phản ứng liên quan. Trong dòng chảy đó, tỷ giá USD tại Việt Nam không thể đứng yên và mức điều chỉnh vừa qua được cho là phù hợp với bối cảnh và các tác động chung.
Dự báo tỷ giá USD tăng khoảng 2% trong năm nay. Ảnh: Đức Thanh |
Song trong diễn biến của tỷ giá USD gần đây, thị trường vẫn chưa ghi nhận hoạt động rút vốn ngoại tệ ra khỏi Việt Nam từ các nhà đầu từ nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán.
Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn niềm tin với thị trường Việt Nam. Minh chứng là dòng tiền rót vào thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đạt con số 1,5 tỷ USD. Trong khi đó, một thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm 2018, các nhà đầu tư rút khỏi thị trường Thái Lan 5,6 tỷ USD; Indonesia 3,7 tỷ USD; Philippines 1,6 tỷ USD, do lo ngại ảnh hưởng của tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, trong khi lãi suất USD tăng cũng góp phần làm giảm sức hấp dẫn của thị trường tài chính tại các nền kinh tế mới nổi.
Qua kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), hệ thống vẫn chưa có bất cứ động thái rút tiền nào của khối ngoại về nước.
Nguyên nhân tăng tỷ giá, theo ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), là lãi suất USD trên thị trường liên ngân hàng tăng theo xu hướng tăng của lãi suất thế giới, trong khi lãi suất liên ngân hàng VND vẫn ở mức thấp. Thêm vào đó là các yếu tố trong và ngoài nước tác động tới tâm lý thị trường.
VND không bị mất giá mạnh
Việc tỷ giá liên tục tăng trong thời gian gần đây đang trở thành mối e ngại không nhỏ với giới đầu tư, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu... Dẫu vậy, nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán cho rằng, biến động vừa qua chưa đáng lo ngại.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, VND sẽ không bị giảm giá mạnh trong 6 tháng cuối năm nay. BVSC cho rằng, mức mất giá nhiều nhất của VND trong năm 2018 có thể chỉ 3%, còn trong kịch bản trung bình thì chỉ quanh mức 2%.
Trong tuần qua, tỷ giá USD có xu hướng tăng khá mạnh so với hai tuần trước đó. Sức ép giảm giá này chủ yếu xuất phát từ nhân tố khách quan là biến động giảm giá mạnh của các đồng tiền khác trong khu vực so với USD, như đồng bath của Thái Lan (-3%), rupiah của Indonesia (-7%), peso của Philippines (-7,3%), rupee của Ấn Độ (-8%), won của Hàn Quốc (-5,6%) và đặc biệt là nhân dân tệ của Trung Quốc (-3,2%)...
BVSC nhận định VND sẽ không bị giảm giá mạnh trong 6 tháng cuối năm bởi một số lý do.
Thứ nhất, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ hiện nay là ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát các cú sốc. Ưu tiên này thậm chí còn cao hơn cả mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu. Nếu phá giá mạnh VND sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá trị VND, đi ngược lại với định hướng của NHNN trong 3 năm qua. Thêm vào đó, rủi ro lạm phát đang tăng lên khá cao, nếu giảm giá mạnh VND sẽ càng khiến lạm phát tăng nhanh.
Thứ hai, theo BVSC, trên thị trường thế giới, nhân dân tệ nhiều khả năng khó giảm giá sâu thêm. Mức tỷ giá 6,7 nhân dân tệ/USD đang được coi là ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật và tâm lý vô cùng quan trọng. Nếu nhân dân tệ giảm xuống mức này, Chính phủ Trung Quốc sẽ có động thái can thiệp. Hiện tỷ giá USD/NDT dao động quanh mức 6,69 nhân dân tệ/USD, tức đã rất sát ngưỡng hỗ trợ trên.
Thứ ba, NHNN liên tục mua ròng và gia tăng mạnh dự trữ ngoại hối quốc gia trong 2 năm qua. Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2018, NHNN đã mua vào trên 11 tỷ USD, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước lên trên 63,5 tỷ USD. Qua đó, khẳng định các giải pháp điều hành của Chính phủ và của NHNN đã góp phần củng cố lòng tin vào đồng Việt Nam, giúp thị trường ngoại tệ và tỷ giá giữ vững sự ổn định.
-
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào? -
Petrovietnam và PVcomBank lần thứ hai liên tiếp cùng Hà Nội tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long” -
Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
CBBank đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương Công nghệ số (VCBNeo)
-
BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững -
Cẩn trọng với bẫy “đổi tiền lẻ, tiền mới” dịp Tết -
Tín dụng bán lẻ sẽ phục hồi mạnh mẽ -
Đồng meme $TRUMP rớt giá một nửa sau ngày ông Trump nhậm chức -
Dòng tiền trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu trong năm 2025 -
Kiểm soát nợ xấu vẫn là mối quan tâm lớn của ngân hàng năm 2025 -
Thách thức khi Eximbank muốn tự tái cơ cấu
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa