
-
Đề xuất nhiều giải pháp triển khai hiệu quả Nghị quyết 68
-
Thủ tướng đề nghị World Bank hỗ trợ vốn đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam
-
Quốc hội sẽ chất vấn hai bộ trưởng, đã dự kiến 3 nhóm vấn đề để chọn 2
-
Chính sách hỗ trợ phải tránh tình trạng "doanh nghiệp không chịu lớn"
-
Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đội vốn Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu -
Đưa hợp tác tài chính song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đi vào chiều sâu
Ông Herbert Cochran, Giám đốc Liên minh Thuận lợi hóa Thương mại Việt Nam đã bày tỏ những quan ngại về thực tế này bên lề Hội thảo “Thách thức của việc thay đổi chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) tổ chức.
Ông có nhắc tới một số lo lắng của các nhà đầu tư trong việc thay đổi các quy định pháp lý. Ông có thể nói cụ thể hơn về vấn đề này?
Các thay đổi về chính sách pháp lý, đặc biệt là những thay đổi liên quan đến chính sách thuế như tăng thuế suất hoặc áp dụng các loại thuế mới sẽ tạo ra những tác động tiêu cực đối với các dự án đầu tư.
Một nhà đầu tư khi đưa ra quyết định đầu tư hoặc mở rộng đầu tư ở một quốc gia, họ sẽ xây dựng một kế hoạch kinh doanh dài hạn từ năm đến mười năm để ước tính lợi nhuận đầu tư thu được. Những thay đổi về thuế sẽ làm thay đổi toàn bộ kế hoạch kinh doanh ban đầu, do chi phí tăng cao, giảm doanh thu và do đó, giảm tỷ suất lợi nhuận hoặc kéo dài thời gian thu hồi vốn đầu tư. Nhà đầu tư có thể do dự trước những quyết định mở rộng đầu tư vào Việt Nam khi họ đã phải đối mặt với những thay đổi thường xuyên về chính sách hay về thuế suất.
Các nhà đầu tư sẽ lựa chọn những điểm đến có môi trường pháp lý ổn định. Việc thường xuyên thay đổi chính sách pháp lý sẽ khiến Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư rủi ro hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Tại hội thảo, các nhà đầu tư có nhắc tới việc Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 Luật thuế đã bổ sung nước ngọt vào nhóm các đối tượng chịu thuế TTĐB là không thông dụng với quốc tế. Đáng nói là câu chuyện này đã đưa ra cách đây 3 năm mà không hiện thực được. Ông nhìn nhận thế nào về câu chuyện này?
Việc áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt là một thực tế không thông dụng và không được khuyến khích. Chỉ có bốn quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chiếm khoảng 2,2% dân số trong khu vực, đánh thuế TTĐB lên nước ngọt. Hầu hết các quốc gia không đánh thuế này vì có e ngại tác động xấu đến nền kinh tế và chưa được chứng minh là bảo vệ sức khoẻ.
Một số nước áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát trong quá khứ đã bãi bỏ loại thuế này do những tác động tiêu cực đối với ngành công nghiệp dẫn đến tổng thu ngân sách Chính phủ từ thuế giảm. Đó là trường hợp của Indonesia và Đan Mạch.
Indonesia đã áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt trong nhiều năm. Tuy nhiên, năm 2004, Indonesia đã bãi bỏ loại thuế này vì Chính phủ tin rằng, thuế TTĐB làm tê liệt ngành sản xuất nước giải khát. Doanh số bán nước giải khát đã tăng trưởng với tỷ lệ trung bình hai con số kể từ khi thuế TTĐB được bãi bỏ vào năm 2004. Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội của Trường Đại học Indonesia đã chỉ ra rằng, thuế TTĐB sẽ mang lại cho ngân sách thêm 42 triệu USD hàng năm, nhưng cũng làm cho doanh số bán nước giải khát giảm sút, dẫn đến thiệt hại khoảng 48 triệu USD hàng năm cho ngân sách quốc gia.
Trường hợp thuế TTĐB với nước ngọt được thông qua sẽ tác động ra sao tới hoạt động của ngành này cũng như nền kinh tế?
Đề xuất tăng thuế GTGT từ 10% lên 12% và áp thuế TTĐB 10% đối với nước ngọt sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đối với các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp nước giải khát và cả người tiêu dùng. Việc tăng thuế có thể gây ra một số tác động kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ chịu tổn hại nhiều nhất, thậm chí có thể không thể tiếp tục hoạt động. Người tiêu dùng có thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng. Tổng thu ngân sách từ thuế của Chính phủ có thể giảm xuống như trường hợp của Indonesia và Đan Mạch mà tôi đã nói ở trên.
Liệu có chuyện “áp thuế TTĐB chỉ đối với nước ngọt sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử trong ngành thực phẩm và nước giải khát” như một số ý kiến đang nhắc tới không, thưa ông?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những yếu tố khác nhau như chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống thụ động cũng là những nguyên nhân của các vấn đề sức khoẻ, bao gồm bệnh tiểu đường và béo phì.
Đánh thuế nước ngọt không giúp giảm hoặc ngăn ngừa các vấn đề trên, mà còn tạo ra mối lo ngại về sự phân biệt đối xử giữa thực phẩm và nước giải khát. Các nhà phân tích có thể đặt câu hỏi tại sao thực phẩm và các đồ uống khác có chứa lượng đường cao nhưng không bị áp thuế.
Chúng tôi mong muốn Chính phủ xem xét nghiêm túc các tác động tiềm ẩn về kinh tế và xã hội của việc thay đổi chính sách thuế và xem xét lại đề xuất tăng thuế hoặc áp dụng các loại thuế mới nhằm duy trì niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường và tránh các suy nghĩ tiêu cực về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
 on local server. Be sure to CHMOD your directory to 777.)
-
Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đội vốn Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu -
Đưa hợp tác tài chính song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đi vào chiều sâu -
Bộ trưởng Công thương: Việt Nam ưu tiên thúc đẩy thương mại đa phương -
Xuất cấp hơn 1.308 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân tỉnh Cao Bằng -
Thanh kiểm tra doanh nghiệp tối đa 1 lần/năm: Giúp hạn chế tình trạng nhũng nhiễu -
Xem xét miễn trách nhiệm với người thực thi nếu không tư lợi -
Đề xuất mỗi năm chi khoảng 12.500 tỷ đồng xây dựng pháp luật
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị
-
Sự kiện mở bán Anlac Green Symphony: Bản giao hưởng xanh đánh thức 5 giác quan
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng