
-
Thanh toán Apple Pay cùng Eximbank Mastercard: Dễ dàng, an toàn và bảo mật
-
Manulife Việt Nam trở thành cổ đông nắm trên 1% cổ phần MB
-
Giá vàng lập đỉnh mới, vàng miếng SJC gần chạm ngưỡng 100 triệu đồng/lượng
-
Lợi nhuận một số ngân hàng được dự báo tăng hai con số trong năm 2025
-
VietinBank chào bán 40 triệu trái phiếu huy động 4.000 tỷ đồng để tăng vốn cấp 2 -
Vàng "nóng bỏng tay", chạm mốc 98,2 triệu đồng/lượng
![]() |
Nhà ở hình thành trong tương lai không được thế chấp để vay vốn |
Thông tư 22/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/07/2024. Điểm tích cực lớn nhất của Thông tư là điều chỉnh lại hệ số rủi ro tín dụng. Theo đó, các khoản vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà, xây nhà theo chương trình, Dự án hỗ trợ của chính phủ sẽ được điều chỉnh hệ số rủi ro xuống tối đa là 50%. Tỷ lệ đảm bảo (LTV) cũng được điều chỉnh từ 100% trở lên và tỷ lệ thu nhập (DSC) trên 35%. Hệ số rủi ro tối thiểu là 20%, tương ứng với tỷ lệ đảm bảo dưới 40% và tỷ lệ thu nhập dưới 35%.
Bên cạnh đó, Thông tư 22 cũng điều chỉnh hệ số rủi ro tín dụng đối với các tài sản là khoản cấp tín dụng chuyên biệt dưới hình thức cấp tín dụng tài trợ dự án kinh doanh bất động sản khu công nghiệp từ 200% xuống 160%.
Đối với các khoản vay phục vụ mục đích phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ, Thông tư 22 cũng quy định thêm hệ số rủi ro là 50%.
Như vậy, với nội dung sửa đổi này được kỳ vọng khuyến khích các TCTD đẩy mạnh phát triển cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ. Đồng thời góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Tuy vậy, theo HoREA, một số quy định của Thông tư 22 nếu không sửa đổi ngay có thể gây hậu quả tiêu cực đến tiến trình phục hồi và phát triển của thị trường bất động sản cả trước mắt và về lâu dài.
Cụ thể, HoREA quan ngại sâu sắc về quy định tại: “khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà” bao gồm nhà ở thương mại thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cho cá nhân vay để mua nhà “đã được hoàn thành để bàn giao” tức là “nhà ở có sẵn”, trong đó có trường hợp cá nhân vay tín dụng để mua nhà ở thương mại “bảo đảm bằng bất động sản” là nhà ở thương mại đó thì tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đối với trường hợp “nhà ở thương mại đã được hoàn thành để bàn giao”, tức là “nhà ở thương mại có sẵn” mà thôi.
“Như vậy, Thông tư số 22/2023/TT-NHNN không cho phép ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho cá nhân vay để mua “nhà ở thương mại chưa được hoàn thành để bàn giao (tức là nhà ở thương mại hình thành trong tương lai”) được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó, nên cá nhân muốn được vay tín dụng để mua nhà ở thương mại “hình thành trong tương lai” thì phải thực hiện các biện pháp bảo đảm khác hoặc bảo đảm bằng tài sản khác”, HoREAE lo ngại.
Hiệp hội nhận thấy, nếu không sửa đổi ngay quy định trên thì khi Thông tư số 22/2023/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024 có thể dẫn đến hệ quả xấu, gây khó khăn, cản trở hoạt động bình thường của thị trường bất động sản, sẽ tác động tiêu cực đến tiến trình phục hồi và phát triển của thị trường bất động sản cả trước mắt và về lâu dài.
Hơn nữa, việc không cho phép tổ chức tín dụng cho cá nhân vay tín dụng để mua “nhà ở thương mại hình thành trong tương lai” được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó là không phù hợp, không đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan như: Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Nhà ở 2014 và Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Đầu tư 2020, Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Luật các tổ chức tín dụng 2024...
Từ việc đối chiếu các quy phạm pháp luật có liên quan (nêu trên) và tình hình thực tiễn, Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 2 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-NHNN) theo hướng bổ sung quy định cho phép tổ chức tín dụng cho cá nhân vay tín dụng để mua “nhà ở thương mại hình thành trong tương lai” được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó.
Việc bổ sung này nhằm hoàn thiện lại khoản 11 Điều 2 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN cho phép tổ chức tín dụng cho cá nhân vay tín dụng để mua “nhà ở có sẵn hoặc nhà ở hình thành trong tương lai” được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó, áp dụng cho cả trường hợp mua nhà ở thương mại hoặc mua nhà ở xã hội “đã được hoàn thành để bàn giao theo hợp đồng mua bán nhà” (nhà ở “có sẵn”) hoặc mua nhà ở thương mại hoặc mua nhà ở xã hội “chưa được hoàn thành để bàn giao theo hợp đồng mua bán nhà” (nhà ở “hình thành trong tương lai”) được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó.

-
VietinBank chào bán 40 triệu trái phiếu huy động 4.000 tỷ đồng để tăng vốn cấp 2 -
Vàng "nóng bỏng tay", chạm mốc 98,2 triệu đồng/lượng -
Vàng tiếp tục phi mã, vượt 97 triệu đồng/lượng -
Vietcombank tiếp tục thương vụ tỷ USD năm nay, BIDV sắp thu về 4.800 tỷ đồng nhờ bán vốn -
Vàng tiến sát 97 triệu đồng/lượng, có đảo chiều khi nhà đầu tư chốt lời? -
Cẩn trọng trước biến động mạnh của giá vàng -
Vàng "leo thang" lần đầu chạm mốc 3.000 USD/oune, chờ đợi động thái từ Fed
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/3
-
2 Doanh nhân Nguyễn Hồng Phong: "Lời hiệu triệu đối với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân"
-
3 Dự án điện khí LNG chờ thêm các điều kiện hấp dẫn
-
4 Hé lộ phương án đầu tư đường ven biển TP.HCM vốn đầu tư 31.556 - 62.231 tỷ đồng
-
5 VEC đề xuất mở rộng 50 km cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình lên 6 làn xe
-
Pfizer và VNVC ký biên bản ghi nhớ thúc đẩy chia sẻ kiến thức trong sản xuất vắc-xin tại Việt Nam
-
Dịch vụ tư vấn soạn thảo, rà soát hợp đồng nhanh, đáng tin cậy tại Công ty Luật Tín Minh
-
MBAMC thông báo chào bán quyền mua cổ phần phát hành thêm tại ILB
-
Giải thưởng HR Asia Awards chính thức mở đề cử cho doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2025
-
ESG: Lực đẩy phát triển bền vững hay chỉ là trào lưu?
-
Acecook Việt Nam mang thông điệp kỷ niệm 30 năm “Cook Happiness through innovation” đến lễ hội Việt - Nhật lần thứ 10