-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Sơn Hà thâu tóm thành công thương hiệu bồn nước 25 năm lịch sử
Công ty CP Quốc tế Sơn Hà (mã SHI) vừa ra thông báo về việc Công ty CP Sản xuất - Kinh doanh Toàn Mỹ chính thức trở thành công ty con của mình, với việc nắm giữ 99,78% vốn điều lệ. Từ ngày 10.10.2018, Sơn Hà đã chính thức xong thủ tục pháp lý về việc thâu tóm xong Toàn Mỹ, Uỷ ban chứng khoán cấp thủ tục chứng thực là Chấp thuận kết quả phát hành hoán đổi cổ phiếu.
Như vậy, sau khi hoán đổi, Công ty Toàn Mỹ đã chính thức trở thành công ty con của Sơn Hà. Vốn điều lệ mới của Sơn Hà được xác nhận là 853.873.370.000 VNĐ (tăng thêm 179.600.000.000 VNĐ). Sơn Hà đã phát hành 17,96 triệu cổ phiếu hoán đổi cho các cổ đông theo tỷ lệ cứ một cổ phiếu Toàn Mỹ được chuyển thành 2 cổ phiếu SHI.
Công ty Toàn Mỹ được thành lập từ năm 1993, nổi tiếng trong ngành hàng inox gia dụng, với hàng loạt sản phẩm như bồn nước, kệ bếp, chậu rửa, bồn nhựa nguyên sinh, máy lọc nước... Bồn nước inox Toàn Mỹ cũng là một trong những thương hiệu được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Trước khi bị thâu tóm, Toàn Mỹ đứng thứ hai ở thị trường phía Nam, được định vị cao hơn các thương hiệu khác. Các sản phẩm inox của Toàn Mỹ còn được xuất khẩu qua nhiều nước khác trên thế giới như Na Uy, Thụy Sỹ, Úc, Nhật Bản… Bên cạnh đó, Toàn Mỹ còn có 3 nhà máy có diện tích hàng nghìn m2 tại Bình Dương, Quảng Nam và Hải Dương. Trải qua 25 năm thăng trầm, đến ngày hôm nay Toàn Mỹ vẫn giữ nguyên được cốt cách và giá trị thương hiệu của mình. Chất lượng và mẫu mã của Toàn Mỹ vẫn đang được đánh giá tốt nhất, đẹp nhất so với các đối thủ trong cùng nghành hàng.
Sơn Hà ứng dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến |
Trong khi đó, dù không phải là thương hiệu bồn nước inox ra đời sớm nhất, nhưng Sơn Hà lại là cái tên được nhắc đến nhiều nhất ở giai đoạn hiện tại. Bồn nước inox Sơn Hà phủ rộng khắp mái nhà Việt, từ các công trình dân dụng đến công nghiệp. Đặc biệt, sau 20 năm phát triển, Sơn Hà đã trở thành thương hiệu quốc gia, Tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam.
Thương vụ hời cho cả đôi bên
Thương vụ này được bắt đầu từ tháng 10.2017. Đại hội cổ đông bất thường Sơn Hà phê chuẩn việc mua Toàn Mỹ, với mục đích để Sơn Hà vươn ra phủ kín thị trường toàn quốc. Sơn Hà cần con đường bằng 1 thương hiệu mạnh, uy tín lâu đời để thuyết phục thị trường cao. Quyết định này đã nhận được sự đồng thuận cao của cổ đông.
Đại hội cổ đông bất thường Toàn Mỹ diễn ra thành công |
Việc thâu tóm thành công Toàn Mỹ không chỉ giúp Sơn Hà mở rộng và phát triển thị trường phía Nam, tận dụng lợi thế sẵn có về năng lực sản xuất, hệ thống phân phối và thương hiệu của Toàn Mỹ tại thị trường phía Nam, mà còn củng cố vững chắc vị trí “anh cả” trong ngành sản xuất bồn nước inox.
“Toàn Mỹ sẽ trở lại với ánh hào quang vốn có, với định vị là hàng cao cấp, thương hiệu mạnh và phục vụ cho những thị trường khó tính đòi hỏi thẩm mỹ và chất lượng cao. Nằm trong tập đoàn Sơn Hà, Toàn Mỹ sẽ có hướng tiến vào các thương hiệu doanh thu ngàn tỷ”, ông Lê Vĩnh Sơn -Chủ tịch Sơn Hà nói.
ông Lê Vĩnh Sơn được bầu làm Chủ tịch HĐQT mới của Toàn Mỹ |
Trước câu hỏi của các cổ đông về tỷ lệ hoán đổi 1:2 (1 cổ phiếu của Toàn Mỹ đổi lấy 2 cổ phiếu của Quốc tế Sơn Hà) liệu có tương xứng, ông Sơn cho rằng những lợi ích của thương vụ này không chỉ đong đếm dựa trên số liệu tài chính. Toàn Mỹ là thương hiệu có lịch sử gần 25 năm và là đối thủ của Sơn Hà tại cả 3 thị trường, việc thâu tóm được thương hiệu này không chỉ giúp Sơn Hà có sản phẩm định vị tại phân khúc cao cấp mà còn bớt đi đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, Toàn Mỹ hiện vận hành 3 nhà máy nhưng chưa khai thác hết công suất, đây sẽ là khoản đầu tư tiềm năng trong bối cảnh các nhà máy của Sơn Hà "quá tải".
Sau khi Sơn Hà thâu tóm Toàn Mỹ, hiện tại, trên thị trường của ngành hàng bồn nước chỉ còn 3 ông lớn là: Sơn Hà, Tân Á Đại Thành, Tân Mỹ. Với thương vụ M&A trên, so với Tân Á Đại Thành, Sơn Hà có phần lấn át hơn nhờ tăng thêm 30% sản lượng các sản phẩm truyền thống, có mặt trên toàn lãnh thổ. Điều này cũng đồng nghĩa Sơn Hà đã trở thành công ty lớn nhất Việt Nam sản xuất các sản phẩm đồ inox dân dụng như: bồn inox, máy năng lượng mặt trời, châụ rửa inox, thiết bị nhà bếp…
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025