-
EVNGENCO3: Doanh thu quý III/2024 đạt 6.810 tỷ đồng, tiếp tục giảm nợ vay -
LG Electronics toàn cầu lập kỷ lục doanh thu quý III cao nhất trong lịch sử -
Lợi nhuận Hải An tăng mạnh trong quý III/2024 nhờ mở rộng đội tàu và giá cước tăng -
Tín Nghĩa báo cáo lợi nhuận quý III/2024 giảm 40% -
Taseco Land báo lợi nhuận quý III tăng đột biến
Thế giới Di động bắt đầu thâu tóm An Khang từ năm 2018 bằng việc mua 49% cổ phần An Khang giá hơn 62 tỷ đồng. Khi đó, An Khang mới có 14 cửa hàng tại TP.HCM. Đến cuối 2021, Thế giới Di động thâu tóm toàn bộ cổ phần, liên tục gia tăng số lượng cửa hàng lên 178 cửa hàng, và chỉ trong năm 2022 tăng lên 510 cửa hàng.
Tuy nhiên việc chi tiền mở rộng quy mô cho An Khang không mang lại lợi nhuận. Chuỗi nhà thuốc này triền miên thua lỗ. Năm 2022 An Khang lỗ 306 tỷ đồng, năm 2023 lỗ 342 tỷ đồng. Báo cáo tài chính quý III/2024 của Thế giới Di động cho thấy, An Khang lỗ tiếp 320 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024.
Hồi cuối quý II/2024, con số lỗ này mới ở mức 172 tỷ đồng, như vậy chỉ trong riêng quý III, An Khang đã lỗ 148 tỷ đồng.
Số liệu: BCTC MWG |
Tình hình thua lỗ liên tục của chuỗi nhà thuốc này khiến Thế giới Di động phải mạnh tay cắt giảm các chi nhánh, tương tự như cách làm trước đây đối với các chuỗi điện máy, điện thoại giai đoạn khó khăn.
Thế giới Di động bắt đầu đóng cửa mạnh các nhà thuốc An Khang bắt đầu từ tháng 6 năm nay. Nếu đến cuối tháng 5, số lượng nhà thuốc An Khang vẫn ở mức 526 cửa hàng thì chỉ trong vòng 3 tháng, từ tháng 6 đến tháng 8, số lượng cửa hàng nhà thuốc đã giảm còn 326 cửa hàng, tương đương việc giảm 200 cửa hàng. Giảm mạnh nhất là giai đoạn tháng 7 với 94 cửa hàng bị đóng, tức là cứ 1 ngày thì 3 cửa hàng nhà thuốc An Khang dừng hoạt động. Trong tháng 9, số lượng nhà thuốc được giữ nguyên.
Quy mô chuỗi nhà thuốc An Khang giảm mạnh từ đầu năm đến nay |
Báo cáo tài chính của Thế giới Di động cho thấy, sau Bách Hóa Xanh thì chuỗi Dược phẩm An Khang đang có lỗ lũy kế lớn nhất, đặc biệt lỗ tăng nhanh từ năm 2022 đến nay.
Hiện lỗ lũy kế của Dược phẩm An Khang tính tới cuối tháng 9/2024 là 982 tỷ đồng, xếp sau Bách hóa Xanh (-8.659 tỷ đồng). Tuy nhiên trong khi Bách hóa Xanh đã bắt đầu có lãi, quý III/2024 vừa qua ghi nhận lợi nhuận 90 tỷ đồng thì An Khang lại ngày càng thua lỗ nặng nề hơn.
Đầu năm nay, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2024, ông Đoàn Văn Hiểu Em - Tổng giám đốc Thế giới Di động cho biết với chuỗi An Khang, doanh thu/cửa hàng/tháng hiện tại là 450 triệu, công ty đang nỗ lực tăng doanh thu, với mức trên 550 triệu sẽ đạt điểm hoà vốn. Ban lãnh đạo MWG cũng đặt kỳ vọng, chuỗi nhà thuốc An Khang sẽ đạt tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần và đạt điểm hòa vốn trước 31/12/2024.
SSI cũng cho biết, từ giữa năm 2022, MWG đã ngừng mở nhà thuốc mới để điều chỉnh mô hình kinh doanh trước khi tiến hành mở rộng mạng lưới, tuy nhiên lợi nhuận của chuỗi nhà thuốc An Khang vẫn chững lại. theo ước tính, biên lợi nhuận trước thuế chỉ -15% trong năm 2023 và âm 8-10% trong nửa đầu năm 2024 do cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý. SSI dự báo chuỗi nhà thuốc này sẽ chịu khoản lỗ lần lượt là 339 tỷ đồng và 243 tỷ đồng trong năm 2024 - 2025.
-
Nhà thuốc An Khang đã thua lỗ gần nghìn tỷ đồng -
Taseco Land báo lợi nhuận quý III tăng đột biến -
Thép Việt Đức đã đầu tư 726,6 tỷ đồng vào dự án Khu đô thị Legend City -
Biên lợi nhuận hồi phục, Đạm Hà Bắc báo lãi trở lại trong quý III/2024 -
Bức tranh tài chính của Vạn Phát Hưng sau khi bán dự án tại Nhơn Đức -
Lợi nhuận Vĩnh Hoàn tăng trưởng trở lại trong quý III/2024 -
Biwase hồi sinh Nhà máy Nước Sài Gòn - Mê Kông
- Tổng thầu xây dựng Central được vinh danh trong Bảng xếp hạng PROFIT500
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo