Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Nhập siêu năm 2015 dự báo khoảng 6 tỷ USD
Bùi Kim (Vnexpress) - 12/10/2015 15:51
 
Kim ngạch xuất khẩu năm nay dự kiến tăng khoảng 10% so với 2014, nhưng nhập khẩu lại tăng 16,5% kéo giá trị nhập siêu cả năm lên khoảng 5,5 - 6 tỷ USD.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng là một trong những nhóm hàng được có kim ngạch nhập khẩu lớn về Việt Nam. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Theo báo cáo của Bộ Công Thương tại hội nghị giao ban ngày 12/10, kim ngạch xuất khẩu cả nước 9 tháng đầu năm đạt 120,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp trong nước đạt 35,49 tỷ USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ, nhóm có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 85,21 tỷ USD, tăng 15,8%.

Bộ Công Thương dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2015 đạt 165-166 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2014, đạt chỉ tiêu Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu dự báo đạt 171 tỷ USD, tăng 16,5% so với 2014 và kéo giá trị nhập siêu cả nước năm 2015 khoảng 5,5 - 6 tỷ USD, tương đương 3,3-3,6% xuất khẩu.

Ngoài dệt may được dự báo có thể đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 23 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014 và xuất khẩu gạo đạt 6,5 triệu tấn với giá trị khoảng 2,8 tỷ USD, tăng 2,7% thì, một số ngành xuất khẩu chủ lực khác sẽ sụt giảm năm nay, như thủy sản cả năm dự kiến đạt 6,8 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ; cà phê xuất khẩu 1,4 triệu tấn, trị giá 2,8 tỷ USD (giảm 17,2% về lượng và 21,3% về giá trị); cao su đạt 1,1 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu 1,6 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2014.

Thứ trưởng Bộ Công Thương - Trần Tuấn Anh nhận định, xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016 vẫn còn trong xu hướng suy giảm của thị trường thế giới, đặc biệt là những nhóm hàng dầu thô, than đá.

Theo ông Tuấn Anh, phần lớn các hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa được ký kết trước mắt chưa đem lại hiệu quả lớn cho xuất nhập khẩu của Việt Nam, song việc khai thác cơ hội từ những thị trường này là điều các doanh nghiệp cần nghiêm túc xem xét để tận dụng.

“Đánh giá chung 9 tháng, có thể thấy thị trường tiêu thụ hàng hóa trên thế giới tuy có sự hồi phục nhưng chưa bền vững, chưa ổn định làm gia tăng áp lực cạnh tranh do nguồn cung gia tăng từ các nước đối thủ. Các đối tác ở các nước cũng nhanh chóng đa dạng hoá nguồn cung, và tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của Việt Nam”, Thứ trưởng Công Thương nhận định.

Cảnh báo nhập siêu từ Trung Quốc
Việc Việt Nam tiếp tục nhập siêu từ Trung Quốc 22,3 tỷ USD chỉ trong 8 tháng đầu năm, tăng tới 29% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục là lời cảnh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư