-
Học sinh Trường Quốc tế Hoa Kỳ APU giành học bổng danh giá toàn cầu
-
Học sinh khiếm thị truyền cảm hứng học tiếng Anh tại cuộc thi Road To English 2025
-
Viện Doanh trí tổ chức lễ tưởng niệm, tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
-
Hà Nội ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí trong 2 ngày Quốc tang
-
Phát động Giải báo chí toàn quốc về “tam nông” lần thứ 3 năm 2025 -
Sự cố điện trên tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội được khắc phục sau 1 giờ
![]() |
Tập đoàn dược phẩm BioNTech của Đức. (Ảnh: Teletrader) |
Ngày 31/7, Tập đoàn dược phẩm BioNTech của Đức thông báo Nhật Bản đã ký thỏa thuận với tập đoàn này để đặt mua 120 triệu liều vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do tập đoàn này và hãng dược phẩm hàng đầu của Mỹ là Pfizer phối hợp phát triển.
Chi tiết hợp đồng này không được công bố nhưng BioNTech cho biết các điều khoản được soạn thảo dựa trên khung thời gian bàn giao hàng và số lượng liều được bàn giao. Một thỏa thuận giữa BioNTech, Pfizer và Chính phủ Mỹ được công bố mới đây cho thấy giá mua 100 triệu liều vắcxin COVID-19 là gần 2 tỷ USD. Theo thỏa thuận giữa Tokyo và hai hãng trên, lô vắcxin đầu tiên sẽ được bàn giao cho Nhật Bản vào nửa đầu năm 2021.
Tới nay, Nhật Bản được cho là đã tránh được những hậu quả nặng nề của dịch bệnh, kiềm chế số ca bệnh ở khoảng 32.500 ca và hơn 1.000 ca tử vong kể từ khi ca đầu tiên được ghi nhận hồi tháng 1/2020. Tuy nhiên, kể từ khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp quốc gia hai tháng trước, số ca mắc mới tại Nhật Bản lại gia tăng. Ngày 30/7, Thị trưởng Tokyo cảnh báo có thể áp dụng lệnh tình trạng khẩn cấp mới nếu số ca mắc mới tiếp tục gia tăng.
Hiện các công ty và phòng thí nghiệm trên toàn cầu đang chạy đua với thời gian để tìm ra loại vắcxin ngăn chặn hiệu quả dịch COVID-19, vốn đã khiến hơn 667.000 người tử vong và đảo lộn cuộc sống của hàng trăm triệu người dân trên thế giới. Hơn 200 loại vắcxin đang được phát triển trên toàn thế giới, trong đó có khoảng gần 20 loại đang trong giai đoạn thử nghiệm trên người.
BioNTech và Pfizer mới đây đã quyết định đẩy nhanh thử nghiệm với những mẫu vắcxin tiềm năng nhất, được biết đến với tên BNT162b2. Đầu tuần này, hai công ty đã tuyên bố bắt đầu thử nghiệm vắcxin trên quy mô lớn với sự tham gia của 30.000 tình nguyện viên khỏe mạnh. Một khi thu được những kết quả thành công và được cấp phép, Pfizer và BioNTech hy vọng sẽ sản xuất được tối đa 100 triệu liều vắcxin vào cuối năm 2020 và "tiềm năng sản xuất hơn 1,3 tỷ liều vắcxin vào cuối năm 2021"./.

-
Học sinh Trường Quốc tế Hoa Kỳ APU giành học bổng danh giá toàn cầu
-
Cả 3 thành phố của Việt Nam cùng tăng bậc trên Bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2025
-
Học sinh khiếm thị truyền cảm hứng học tiếng Anh tại cuộc thi Road To English 2025
-
Viện Doanh trí tổ chức lễ tưởng niệm, tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
-
Hà Nội ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí trong 2 ngày Quốc tang -
Phát động Giải báo chí toàn quốc về “tam nông” lần thứ 3 năm 2025 -
Sự cố điện trên tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội được khắc phục sau 1 giờ -
TREND 26+: Bản đồ xu hướng thiết kế nội thất Việt Nam thời kỳ 2026 - 2030 -
Vinmec lọt Top 5 nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam -
Sách giáo khoa điện tử miễn phí - cam kết vì cộng đồng của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam -
TP.HCM muốn chuyển 80% xe máy công nghệ sang xe điện trong vòng 2 năm
-
1 Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Người đặt nền móng, định hình sâu sắc nền đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ hội nhập
-
2 Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
3 Tường minh phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 43.500 tỷ đồng
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/5
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số