Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 31 tháng 12 năm 2024,
Nhật Bản quan tâm các dự án điện của Việt Nam
Duy Hữu - 16/07/2015 09:48
 
Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng vừa có buổi làm việc với ông Satoru Koyama, Phó chủ tịch Cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và đầu tư của Nhật Bản (NEXI).
Bộ Công thương đang tiếp tục hoàn thiện Đề án Điều chỉnh Quy hoạch Tổng sơ đồ 7 (ảnh minh hoạ, nguồn ểnt)
Bộ Công thương đang tiếp tục hoàn thiện Đề án Điều chỉnh Quy hoạch Tổng sơ đồ điện 7. Ảnh minh hoạ: Nguồn Internet

NEXI là cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và đầu tư của Nhật Bản, trực thuộc Bộ kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. NEXI cung cấp bảo hiểm tín dụng cho các doanh nghiệp Nhật Bản khi xuất khẩu và đầu tư ở nước ngoài. Từ năm 2013 - 2015, NEXI đã cung cấp bảo hiểm tín dụng đối với các dự án năng lượng lớn của Việt Nam, bao gồm: Dự án Tổ hợp nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Dự án phát triển trạm biến áp và lưới điện truyền tải, Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3. Hiện nay, Việt Nam đang là nước nhận bảo hiểm tín dụng lớn nhất của NEXI đối với các dự án điện và hạ tầng, tương đương khoảng 1.000 tỷ Yên Nhật.

Tại buổi làm việc, ông Satoru Koyama tìm hiểu về các vấn đề mà NEXI quan tâm gồm các dự án trong Quy hoạch phát triển điện Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn 2030 (Tổng sơ đồ điện 7) và vấn đề bảo lãnh chính phủ đối với các dự án điện cấp bách.

Thay mặt Bộ Công thương, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, hiện nay, Bộ Công thương đang tiếp tục hoàn thiện Đề án Điều chỉnh Quy hoạch Tổng sơ đồ 7, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2015. Đối với Danh mục các dự án điện cấp bách, Chính phủ sẽ có các cơ chế ưu tiên đặc biệt để triển khai nhanh như cơ chế về bảo lãnh chính phủ, cơ chế cấp vốn, cơ chế phê duyệt thầu. Liên quan đến vấn đề chính sách phát triển các dự án nhà máy điện độc lập (IPP), Thứ trưởng Vượng cho biết, Bộ Công thương khuyến khích các nhà đầu tư trong nước tham gia phát triển các dự án IPP, khuyến khích khu vực tư nhân phát triển kết cấu hạ tầng, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu đầu tư trong ngành điện.

Ông Satoru Koyama cũng cho biết, mặc dù dư nợ bảo hiểm tín dụng của NEXI dành cho Việt Nam đã ở mức cao hơn 1.000 tỷ Yên, nhưng Nhật Bản vẫn tiếp tục sẽ dành cung cấp bảo hiểm tín dụng cho các dự án trọng điểm của Việt Nam, đặc biệt là các dự án có sử dụng công nghệ cao.

Nhật Bản cam kết dành 750 tỷ yên ODA cho các nước Mekong trong 3 năm tới
Lãnh đạo các nước Mekong và Nhật Bản đã nhất trí thông qua Chiến lược Tokyo 2015 với mục tiêu bao trùm cho hợp tác Mekong - Nhật Bản giai đoạn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư