
-
Tăng truyền thông để giảm tác hại thuốc lá
-
Đấu thầu trong y tế sẽ bớt khó hơn?
-
Nguy cơ ngộ độc thức ăn đường phố rình rập người tiêu dùng
-
Thuốc lá điện tử và ma tuý có mối tương quan thế nào?
-
Hà Nội: Hơn 900 đoàn thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm từ đầu năm -
Tin mới về y tế ngày 25/11: Quỹ Bảo hiểm y tế chưa thanh toán cho các bệnh viện hơn 7.000 tỷ đồng
Như vậy, cho đến nay Nhật Bản đã hỗ trợ và chuyển đủ cho Việt Nam 2 triệu liều Vắc-xin phòng Covid-19. Ngoài ra, 580.000 liều vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca khác cũng vừa tới sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để hỗ trợ khẩn cấp cho đợt bùng phát dịch thứ tư tại Việt Nam.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Như vậy, đến sáng 9/7, Nhật Bản chuyển đủ cho Việt Nam gần 2 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 theo hình thức viện trợ không hoàn lại. Trước đó, ngày 16/6, Chính phủ Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam gần 1 triệu liều vắc-xin AstraZeneca.
Tiếp đó, ngày 2/7, gần 400.000 liều vắc-xin trong tổng số 1 triệu liều mà Nhật Bản viện trợ thêm đã được vận chuyển đến sân bay Tân Sơn Nhất.
Với 580.000 liều vắc-xin này là lần giao thứ ba trong hợp đồng của Hệ thống tiêm chủng VNVC đặt mua trước 30 triệu liều vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford.
Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VNVC chia sẻ, 580.000 liều vắc-xin này sẽ tiếp tục được VNVC chuyển giao phi lợi nhuận cho Bộ Y tế để kịp thời triển khai tiêm chủng cho người dân, đặc biệt là các vùng dịch hiện nay.
Ngoài 30 triệu liều cung ứng qua hợp đồng đặt mua trước của VNVC, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế, một số lượng lớn vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca sẽ tiếp tục được cung cấp cho Việt Nam thông qua Cơ chế COVAX.
Cho đến nay, 100% lượng vắc-xin Covid-19 cung ứng qua COVAX trong nước, và 90% cung ứng qua COVAX toàn cầu, là đến từ AstraZeneca và các đối tác.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong tháng 7 sẽ có 8,7 triệu liều vắc-xin về Việt Nam và sẽ ưu tiên cho TP.HCM, các tỉnh lân cận có dịch; ưu tiên lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế; ưu tiên người trên 65 tuổi và có bệnh lý nền.
Việc tiêm chia thành nhiều điểm nhỏ và chia theo khung giờ thay vì tập trung điểm lớn; bố trí 30 xe tiêm chủng lưu động cho một số khu vực dân cư.
Tính đến nay, đã có hơn 5,7 triệu liều vắc-xin AstraZeneca được chuyển đến Việt Nam thông qua hợp đồng đặt mua trước, Cơ chế COVAX, và viện trợ song phương giữa chính phủ các nước, trong đó có gần 1 triệu liều từ hợp đồng giữa VNVC và AstraZeneca.
Theo Bộ Y tế, đến ngày 9/7, tổng cộng cả nước đã thực hiện tiêm khoảng 3,9 triệu liều vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca, góp phần bảo vệ các lực lượng tuyến đầu và các nhóm ưu tiên.

-
Tin mới về y tế ngày 28/11: Phát động Chiến dịch “24 giờ bên con”; Đảm bảo nguồn cung vắc-xin -
Tăng truyền thông để giảm tác hại thuốc lá -
Nguy cơ ngộ độc thức ăn đường phố rình rập người tiêu dùng -
Đấu thầu trong y tế sẽ bớt khó hơn? -
Tin mới về y tế ngày 27/11: Báo động mất cân bằng giới tính; Nhiều trẻ bị ngộ độc -
Phòng chống ngộ độc thực phẩm từ các món muối chua, lên men và đóng hộp -
Tin mới về y tế ngày 26/11: Ghép gan thành công cho người không cùng nhóm máu
-
Acecook Việt Nam đi đầu trong ngành hàng về cải tiến sản phẩm giảm nhựa
-
Dai-ichi Life Việt Nam được trao Chứng nhận về đóng góp bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững
-
BUV công bố các Chương trình đào tạo mới từ Anh Quốc và Quỹ học bổng 2024 trị giá 87 tỷ đồng
-
Noventiq ra mắt công cụ AI thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp
-
Bà Rịa-Vũng Tàu: Lợi thế phát triển công nghiệp khi sở hữu cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
-
Tiếp cận chất lượng và lâm sàng xuất sắc để chăm sóc tốt sức khỏe người dân