-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Thời gian qua nhiều người sau tiêm vắc-xin mũi 1 có thể gặp tình trạng thất lạc chứng nhận tiêm mũi 1 nên khá lo lắng liệu điều này có ảnh hưởng đến việc tiêm mũi 2.
Việt Nam có 5 loại vắc-xin phòng Covid-19 đang được tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân theo đối tượng ưu tiên. |
Tại Bệnh viện E, người dân không cần phải đem theo giấy chứng nhận tiêm mũi 1 bởi cơ sở này đã lưu trữ toàn bộ thông tin của người tiêm lên cổng tiêm chủng quốc gia.
Nhưng tại Bệnh viện Bạch Mai, người dân đi tiêm mũi 2 bắt buộc phải đem theo chứng nhận tiêm vắc-xin mũi 1.
Hiện nhiều người đã tiêm đủ hai mũi tại bệnh viện này cũng phản ánh thông tin của họ vẫn chưa được cập nhật lên hệ thống tiêm chủng quốc gia.
Với cách thức thực hiện khác nhau giữa các cơ sở tiêm chủng nêu trên người dân băn khoăn liệu có quy định nào chung về vấn đề này.
Theo ông Nguyễn Trường Nam, Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế, hầu hết người đã tiêm mũi 1 đều nằm trong đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ và Bộ Y tế quy định.
Do đó, họ sẽ được cơ quan, tổ chức, khu dân cư thông báo lịch tiêm mũi 2. Sau mũi 1, hầu hết người dân sẽ nhận được giấy chứng nhận đã tiêm của cơ sở tiêm chủng. Khi đi tiêm mũi 2, họ sẽ mang giấy chứng nhận này đi để cán bộ tiêm chủng rà soát.
Cũng theo ông Nam, nhiều cơ sở chưa triển khai tiêm trên nền tảng tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19. Do đó chưa có thông tin chứng nhận tiêm điện tử trên trên Cổng thông tin tiemchungcovid19.gov.vn hoặc trên app Sổ sức khỏe điện tử.
Tuy nhiên, trường hợp bị thất lạc giấy xác nhận tiêm mũi 1 và không có thông tin trên cổng thông tin tiêm chủng hay Sổ sức khỏe điện tử người dân vẫn được tiêm mũi 2.
Sở dĩ như vậy là do họ đã nằm trong danh sách, kế hoạch tiêm của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhất định. Những cơ quan này cần lập danh sách và gửi cho cơ sở tiêm vắc-xin khi đến lịch tiêm mũi 2.
Còn với lo ngại của một số người hiện nay về việc họ tiêm mũi 1 phòng Covid-19 tại địa phương nhưng khi đến lịch tiêm mũi 2, họ lại không có mặt tại địa phương thì cần làm thế nào?
Trả lời câu hỏi nêu trên, ông Nguyễn Trường Nam cho biết nếu tiêm mũi 1, sau đó di chuyển đến địa phương khác, người dân cần báo cơ quan, tổ chức, địa phương để có văn bản gửi nơi đến hỗ trợ lập danh sách kế hoạch tiêm mũi 2.
Địa phương nơi cư trú sẽ thông báo lịch tiêm mũi 2. Người dân cũng cần đăng ký trên Cổng thông tin tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn hoặc qua app Sổ sức khỏe điện tử để hệ thống ghi nhận thông tin.
Một vấn đề khác mà nhiều người đang quan tâm là họ đã được tiêm mũi 1 vắc-xin phòng Covid-19 và đã đến lịch tiêm mũi hai nhưng vẫn chưa được tiêm, việc chậm trễ tiêm chủng mũi 2 liệu có ảnh hưởng gì tới hiệu quả bảo vệ của vắc-xin?
Bà Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay, tại Việt Nam có 5 loại vắc-xin phòng Covid-19 đang được tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân theo đối tượng ưu tiên, gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna và Vero Cell.
Nhà sản xuất các vắc-xin này đều có khuyến cáo cần tiêm đủ 2 mũi. Tùy từng loại, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là khác nhau, như: AstraZeneca (từ 8 đến 12 tuần); Sputnik V (3 tuần); Pfizer (3 tuần); Vero Cell (3 đến 4 tuần); Moderna (4 tuần).
Theo chuyên gia, những khuyến cáo về mốc thời gian (khoảng cách giữa 2 mũi tiêm) mà nhà sản xuất đưa ra là mốc lý tưởng nhất, trong bối cảnh dồi dào và sẵn nguồn vắc-xin. Ðến nay, chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi hai là bao nhiêu.
Việc tiêm đủ mũi, đúng lịch theo khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, những trường hợp tiêm muộn hơn so với lịch không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch khi tiêm mũi hai và không phải tiêm lại từ đầu. Bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh khi đã tiêm chủng và cần tuân thủ thực hiện 5K ngay cả khi bạn đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025