-
Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024: Thúc đẩy nông nghiệp hiện đại và kết nối thị trường -
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025
Thị trường tiềm năng
Ngày 25/6, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Sở Ngoại vụ TP.HCM tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam và Singapore tại TP.HCM.
Ông Trần Phước Anh, Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM thông tin, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Singapore đang phát triển rất tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực từ ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, giao lưu nhân dân.
Đặc biệt, bên cạnh việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới và tiềm năng như: Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu… hai nước vẫn thường xuyên duy trì thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống, trong đó có lĩnh vực thủy sản.
Toàn cảnh Hội nghị Kết nối giao thương doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam và Singapore. |
“Với Việt Nam, chúng ta đã chứng minh được tiềm năng, quy mô của thị trường trong nước khi xuất sắc vươn lên vị trí thứ 3 thế giới về xuất khẩu thủy sản sau Trung Quốc và Na Uy. Trong đó, TP.HCM với nhiều khu công nghiệp, chế biến tạo ra những sản phẩm thuỷ sản giá trị cao, chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước và là một trong 5 tỉnh, thành phố xuất khẩu thuỷ sản dẫn đầu quốc gia. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Singapore trong lĩnh vực này”, ông Trần Phước Anh chia sẻ.
Song song đó, Việt Nam và Singapore vừa là thành viên của ASEAN và là thành viên chung của nhiều Hiệp định thương mại tự do, trong đó có RCEP, CPTPP… Vì vậy, các doanh nghiệp Singapore tìm đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn nhằm xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định, kết nối, đầu tư và tận dụng các lợi thế để xuất khẩu thủy sản sang các quốc gia khác thứ ba.
Ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore nhận định, Singapore là thị trường không có tiềm năng về sản xuất thủy sản. Trong đó, khả năng cung cấp lương thực đáp ứng cho nhu cầu của người dân trong nước chỉ đạt 10%, 90% còn lại phải nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có thủy sản.
Ngoài ra, Singapore là quốc gia đa sắc tộc, với mỗi sắc tộc sẽ có mỗi chế độ ăn khác nhau. Tuy nhiên, với mặt hàng thủy sản, tất cả các sắc tộc đều có thể sử dụng thủy sản.
“Hiện sản phẩm thủy sản Việt Nam đang xuất hiện ngày càng nhiều tại Singapore thông qua các hoạt động từ trưng bày sản phẩm, tham gia các chương trình xúc tiến giữa hai quốc gia. Ngoài ra, người tiêu dùng Singapore cũng đang đánh giá cao chất lượng thủy sản Việt Nam. Đây là một lợi thế cho doanh nghiệp Việt”, ông Cao Xuân Thắng cho hay.
Hội nghị là cơ hội kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Singapore. |
Còn nhiều tiềm năng
Hiện nay, ngành thuỷ sản Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức từ việc thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hoá, các thay đổi trong quy định của thị trường EU, suy giảm thị phần xuất khẩu…
Ngoài ra, theo bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biết và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), đại diện cho các doanh nghiệp thủy sản tại hội nghị cho biết, trong top 4 thị trường dẫn đầu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chỉ có Mỹ có dấu hiệu tích cực với tốc độ tăng trưởng 7%. Xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, EU vẫn gần tương đương với cùng kỳ năm ngoái.
“Sự hồi phục chậm và thận trọng của các thị trường này đặt ra nhu cầu tìm kiếm thị trường nguyên liệu mới, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên đây là thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm, buộc doanh nghiệp cần có sự đầu tư nghiêm túc”, bà Lan chia sẻ.
Đồng tình với ý kiến, ông Thắng cho rằng Singapore là thị trường khá mở và gần như không có hàng rào kỹ thuật để hạn chế hoạt động nhập khẩu, vấn đề còn lại chỉ là chất lượng. Tuy nhiên, Singapore lại là thị trường rất khó khăn về chất lượng, giá cả có thể chấp nhận cao hơn nhưng nếu doanh nghiệp có các vi phạm như: Tồn dư kháng sinh, thủy sản nhiễm vi sinh… sẽ không còn khả năng để quay trở lại thị trường này.
“Nguyên nhân là do, Singapore có rất nhiều quốc gia cung cấp thủy hải sản. Vì vậy, thị trường này sẽ không muốn rủi ro lặp lại khi hợp tác với các doanh nghiệp vi phạm quy định. Do đó, hiện doanh nghiệp Việt đã làm tốt về làm chất lượng thì cần luôn duy trì việc đảm bảo chất lượng này vào thị trường Singapore”, ông Thắng nhận định.
-
Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024: Thúc đẩy nông nghiệp hiện đại và kết nối thị trường -
Hàng hóa xuất sang EU đối mặt nhiều quy định khắt khe -
Đơn hàng xuất khẩu tăng, nhiều ngành hàng sớm cán mốc mục tiêu -
Dư địa lớn cho hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ -
Hà Nội, Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, nông sản đặc sản -
Doanh nghiệp có kế hoạch cung ứng hàng sớm cho thị trường -
SASCO khai trương phòng chờ The SENS Leisure Lounge tại sân bay quốc tế Phú Quốc
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm