
-
Sẽ có học bổng và tín dụng ưu đãi sau tốt nghiệp cho nhân lực công nghệ cao
-
Tháng 10/2025 sẽ trình Quốc hội Dự án Luật Thương mại điện tử
-
Tháo gỡ vướng mắc các dự án để tạo đột phá tăng trưởng cho tỉnh Gia Lai
-
Đề xuất thay đổi thời gian công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội
-
Bộ Công an nói gì về vụ sữa giả HIUP và thực phẩm Ofood? -
Trong năm nay, tất cả thủ tục liên quan đến doanh nghiệp sẽ được giải quyết trực tuyến
![]() |
Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh trình bày báo cáo. |
Tiếp tục phiên họp thứ 3, sáng 14/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2021 và kế hoạch kiểm toán năm 2022 của Kiểm toán Nhà nước.
Trình bày báo cáo này, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh cho biết công tác kiểm toán năm 2021 được tiến hành trên quan điểm ưu tiên, tạo điều kiện tối đa cho công tác phòng, chống dịch covid-19.
Theo đó, trong năm 2021 không thực hiện kiểm toán đối với ngành y tế, công an, Bộ Chỉ huy quân sự tại các tỉnh đang có dịch, các đơn vị chủ động rà soát các cuộc kiểm toán đang triển khai hoặc dự kiến triển khai để có phương án điều chỉnh theo hướng cắt giảm thời gian và quy mô (đầu mối kiểm toán, đối chiếu), lùi hoặc hoán đổi thời gian triển khai các cuộc kiểm toán tại địa phương có dịch Covid-19 hoặc địa phương có chính sách cách ly đối với người đến từ vùng dịch.
Đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, có 37 đoàn kiểm toán đang thực hiện kiểm toán phải tạm dừng thực hiện, 7 đoàn kiểm toán đã có kế hoạch kiểm toán nhưng hoãn triển khai, 7 đoàn kiểm toán đề xuất không thực hiện trong năm 2021 và 25 đoàn kiểm toán điều chỉnh giảm thời gian kiểm toán so với phương án được duyệt; 38 đoàn kiểm toán có điều chỉnh đầu mối so với phương án được duyệt.
Đến 31/8/2021, toàn ngành đã triển khai 144/211 đoàn, kết thúc 108 đoàn (đạt 51% so với kế hoạch), phát hành 83 báo cáo kiểm toán.
Theo ông Thanh, mặc dù nhiều cuộc kiểm toán quan trọng, có quy mô ngân sách lớn, tác động lớn đến tình hình kinh tế xã hội chưa triển khai hoặc dừng hoãn do ảnh hưởng của dịch Covid -19 (kiểm toán ngân sách TP.HCM, Hà Nội, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu...), song kết quả kiểm toán 8 tháng đầu năm cũng đã đạt được một số kết quả nhất định.
Tổng hợp sơ bộ kết quả kiểm toán đến 31/8/2021 đối với 91 báo cáo kiểm toán đã phát hành, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 52.095 tỷ đồng (tăng thu NSNN 6.676 tỷ đồng, giảm chi NSNN 6.103 tỷ đồng và kiến nghị khác 39.316 tỷ đồng).
Từ kết quả kiểm toán đã kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung 67 văn bản pháp luật không phù hợp kịp thời khắc phục “lỗ hổng” về cơ chế, chính sách, tránh thất thoát, lãng phí, tiêu cực; kiến nghị chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm đối với từng sai phạm.
Trong 8 tháng đầu năm 2021, Kiểm toán Nhà nước đã chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định 1 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán. Cụ thể là đã chuyển điều tra, xử lý hành vi có dấu hiệu trốn thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty TNHH Khu đô thị Du lịch biển Phan Thiết
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước đã cung cấp 151 báo cáo kiểm toán và các tài liệu có liên quan cho các Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tòa án, cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát.
Về kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán, ông Trần Sỹ Thanh cho biết đến 31/8/2021, Kiểm toán Nhà nước ban hành 22/22 thông báo kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2020. Tổng hợp sơ bộ kết quả, các đơn vị đã thực hiện 30.834 tỷ đồng, đạt 49,9%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (55,9%) do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều trường hợp Kiểm toán nhà nước không triển khai kiểm tra, đôn đốc trực tiếp tại đơn vị theo dự kiến.
Thẩm tra sơ bộ báo cáo của Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội chỉ rõ, việc ban hành Kế hoạch về phòng, chống tham nhũng năm 2021 còn chậm (ngày 9/6/2021 Kiểm toán Nhà nước mới ban hành Kế hoạch).
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường đề nghị Kiểm toán nhà nước lưu ý xây dựng và ban hành Kế hoạch này đúng thời gian theo quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, làm căn cứ triển khai nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước ngay từ những tháng đầu năm.
Liên quan đến việc điều chỉnh kế hoạch do Covid-19, cơ quan thẩm tra cũng cho rằng, kiểm toán nhà nước cần sớm ban hành các phương án xử lý, điều chỉnh cụ thể đối với từng nội dung, từng đoàn kiểm toán, trong đó đặc biệt lưu ý có phương án xử lý cụ thể đối với những nội dung đang kiểm toán song phải tạm dừng để bảo đảm đưa ra các đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị phù hợp hoặc chuyển tiếp sang năm 2022 để thực hiện.

-
Quản lý cán bộ theo vị trí việc làm, đổi mới tuyển dụng công chức -
Tăng tốc tăng trưởng GRDP -
Cấp tỉnh được phân cấp cho cấp xã thực hiện dự án PPP -
Các địa phương đang ở thời điểm lựa chọn chiến lược phát triển -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 14,3% sau 6 tháng năm 2025 -
Bỏ tử hình với tội tham ô, bổ sung quy định bảo đảm thu hồi tài sản -
Nội dung và phân khu Triển lãm thành tựu đất nước 80 năm Ngày Quốc khánh
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh