-
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,26 tỷ sau 10 tháng năm 2024 -
Làm rõ khả năng đáp ứng vốn cho đường sắt tốc độ cao -
Gỡ điểm nghẽn đầu tư, nhân lực để thúc đẩy tăng trưởng -
Lùi thời gian nộp đề xuất Dự án PPP đường sắt Việt Lào trị giá 27.485 tỷ đồng -
Công khai nội dung đấu thầu trước để các nhà thầu biết và tự quyết định
Giảm áp lực cho ngân sách nhà nước
Gửi tới các đại biểu Quốc hội có đề nghị làm rõ cơ sở thực tiễn của việc mở rộng lĩnh vực đầu tư, bãi bỏ quy mô vốn tối thiếu khi chưa có tổng kết, đánh giá kết quả thí điểm ở một số địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhắc lại báo cáo của Chính phủ đã gửi Quốc hội cách đây 1 năm.
Trong hơn 3 năm thi hành Luật PPP, 31 dự án mới đang được triển khai và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư theo hình thức PPP. |
Tại văn bản số 514/BC-CP ngày 05/10/2023, Chính phủ đã báo cáo kết quả rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đã tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương về những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật PPP đang là điểm nghẽn thu hút đầu tư theo phương thức PPP.
Khi xây dựng các Nghị quyết của Quốc hội thí điểm chính sách đầu tư theo phương thức PPP tại một số địa phương thì những vướng mắc được tháo gỡ không chỉ là vướng mắc riêng của một địa phương mà là của hầu hết địa phương trên cả nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo, nhiều địa phương đang gặp vướng mắc tương tự và dự kiến sẽ báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, cho phép áp dụng các chính sách đặc thù này.
Những dự án này đều là các dự án trọng điểm, quy mô lớn của quốc gia, địa phương với tổng mức đầu tư khoảng 380.000 tỷ đồng, nhu cầu sử dụng khoảng 190.000 tỷ vốn nhà nước, huy động được 190.000 tỷ vốn tư nhân.
Các dự án PPP mới triển khai theo quy định của Luật PPP dự kiến sẽ hình thành khoảng 1.000 km đường cao tốc, 2 cảng hàng không tiêu chuẩn cấp 4C, 3 công trình xử lý chất thải rắn cấp đặc biệt, 3 nhà máy cung cấp nước sạch, góp phần mở rộng, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, kinh tế - xã hội của các địa phương.
“Do vậy, việc luật hóa các chính sách này để áp dụng trên phạm vi cả nước là cần thiết, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải trình trong Báo cáo gửi các vị đại biểu Quốc hội để giải trình, cung cấp và làm rõ thêm các nội dung thông tin mà đại biểu Quốc hội yêu cầu khi thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Quy hoạch.
Trong dự thảo Luật PPP, mở rộng lĩnh vực, bỏ hạn mức quy mô tối thiểu thuộc nhóm chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thu hút đầu tư theo phương thức PPP.
Hiện nay, hầu hết các lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đều đang thiếu nguồn lực để đầu tư, do vậy việc mở rộng lĩnh vực phương thức này sẽ tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn lực, giảm áp lực cho ngân sách nhà nước. Vì trường hợp không đầu tư theo phương thức PPP thì có thể phải sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước để đầu tư khiến tác động tới ngân sách nhà nước nhiều hơn.
Bên cạnh đó, việc áp dụng “cơ chế phần tăng, giảm doanh thu” theo quy định của Luật PPP phải đáp ứng các điều kiện nhất định, bảo đảm tính chặt chẽ nên sẽ không dẫn đến tình trạng áp dụng tràn lan.
Theo nhiệm vụ được giao tại khoản 3 Điều 90 Luật PPP, hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rà soát, đánh giá toàn diện tình hình triển khai hoạt động đầu tư theo phương thức PPP, xác định vướng mắc, khó khăn, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục. Chính phủ đã đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật PPP nhằm tháo gỡ vướng mắc, phát huy hiệu quả phương thức đầu tư PPP trong giai đoạn tới.
Hiện nay, các địa phương có nhu cầu rất lớn trong việc thu hút đầu tư theo phương thức PPP để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục . Đây cũng là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.
"Do vậy, việc tiếp tục thu hút tư nhân theo phương thức PPP đối với lĩnh vực này là rất cần thiết", Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải trình rõ.
Rút gọn thủ tục chủ trương đầu tư
Với việc mở rộng lĩnh vực và bãi bỏ hạn mức quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP, trong tương lai có thể sẽ có các dự án PPP quy mô nhỏ và vừa được đề xuất thực hiện.
Do đó, để đơn giản hóa thủ tục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, dự thảo Luật quy định thẩm quyền Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương dự án nhóm A, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dự án nhóm B, C.
Quy định này tạo cơ chế linh hoạt trong điều hành của mỗi địa phương và vẫn bảo đảm thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án có quy mô lớn, ảnh hưởng sâu rộng tới kinh tế - xã hội của địa phương.
Đây là lý giải mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi tới các đại biểu đề nghị cân nhắc quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP đối với dự án nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý được phân cấp từ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cũng liên quan đến các đề nghị làm rõ cơ sở lược bỏ thủ tục lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án PPP có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm B, nhóm C theo quy định của pháp luật về đầu tư công và không sử dụng vốn nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải trình, đây là nội dung cần thiết, góp phần đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian triển khai dự án.
“Việc rút gọn thủ tục chủ trương đầu tư với một số nhóm dự án như nêu trên bảo đảm khả thi và không dẫn đến xung đột với pháp luật về đầu tư công bởi các dự án này không sử dụng vốn đầu tư công và không phải thực hiện trình tự, thủ tục đối với dự án đầu tư công theo Luật Đầu tư công”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ.
Cũng với mục tiêu rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án, Dự thảo cho phép thực hiện đồng thời một số thủ tục để rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án.
Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng, do dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư mới đủ cơ sở để bố trí vốn và thực hiện các bước tiếp theo, nên việc cho phép thực hiện trước có thể dẫn đến mâu thuẫn trình tự, thủ tục trong quá trình triển khai thực hiện và không đồng bộ với pháp luật về xây dựng và pháp luật về ngân sách nhà nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ, theo quy định tại các Điều 11 và 28 Luật PPP, việc chuẩn bị đầu tư và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo trình tự: lập báo cáo nghiên cứu khả thi sau khi đã có chủ trương đầu tư và lập hồ sơ mời thầu sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt.
Thực tế cho thấy, để đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án thì thủ tục lập báo cáo nghiên cứu khả thi có thể thực hiện đồng thời với thủ tục trình phê duyệt chủ trương đầu và thủ tục lập hồ sơ mời thầu có thể được tiến hành đồng thời với thủ tục trình phê duyệt dự án. Dự thảo Luật cho phép thực hiện đồng thời các thủ tục này nhưng vẫn bảo đảm các tài liệu nêu trên chỉ được phê duyệt khi đáp ứng đầy đủ căn cứ pháp lý theo quy định.
Do vậy, quy định này không mâu thuẫn với quy định của pháp luật có liên quan, giúp rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án (khoảng 12 tháng) và vẫn bảo đảm căn cứ pháp lý chặt chẽ khi thực hiện.
-
Nhiều địa phương muốn bỏ giới hạn vốn tối thiểu thực hiện dự án PPP -
Công khai nội dung đấu thầu trước để các nhà thầu biết và tự quyết định -
Kiên Giang cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giải ngân vốn đầu tư công -
Rà soát, đề xuất các cơ chế đặc thù đối với các dự án đường bộ cao tốc -
Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
Điều chỉnh dự toán và kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương năm 2024 -
Thủy điện Ialy mở rộng hoàn thành các hạng mục phục vụ ngập nước tuyến năng lượng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/11 -
2 Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
3 Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án -
4 Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở -
5 Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức
- Vinhomes và VinFast là thương hiệu - sản phẩm quốc gia Việt Nam
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024
- SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng
- Khu vực Đông Bắc - Tọa độ vàng đầu tư của bất động sản Thủ đô
- Coteccons được vinh danh "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024"
- Agribank ra mắt Tài khoản Plus: Đột phá trong trải nghiệm ngân hàng số