-
Chú trọng đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và các chính sách xã hội -
Đà Nẵng chi 145 tỷ đồng đầu tư dự án chống ngập -
Quảng Ninh thúc đẩy tăng trưởng xanh vì sự phát triển bền vững -
Tập đoàn Hoà Phát tài trợ 10 tỷ đồng cho bà con Lào Cai tái thiết sau bão -
TP.HCM ra tiêu chí dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao phải “xanh”
Nhiều xã vùng sâu, vùng xa vẫn “chật vật” hoàn thiện tiêu chí
Theo ông Nguyễn Trường Sơn, Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, tính đến tháng 6/2024, cả nước đã huy động trên 2,8 triệu tỷ đồng cho chương trình này. Đến ngày 20/10/2024, đã có hơn 77% xã đạt chuẩn nông thôn mới và 296 huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt, có 22 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các địa phương như Lạng Sơn, Nghệ An, Bình Phước và An Giang vẫn gặp khó khăn khi phải hoàn thành những tiêu chí quan trọng trong khi nguồn lực hạn chế.
Ông Nguyễn Hữu Chiến, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn chia sẻ rằng, các xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh vẫn đang chật vật với tiêu chí về cơ sở hạ tầng và thu nhập. Người dân tại những khu vực này sống rải rác, hệ thống giao thông thiếu thốn, đời sống kinh tế khó khăn đã khiến việc hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới trở nên cực kỳ gian nan.
Mô hình trồng nho trong nhà màng tại Nghệ An đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Ảnh: Phương Linh |
Tương tự, tại Nghệ An, huyện Nam Đàn - mô hình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu cũng đối diện với nhiều thách thức do nguồn vốn hạn hẹp. Ông Nguyễn Văn Đệ, đại diện Sở Nông nghiệp Nghệ An cho biết các huyện miền núi của tỉnh đang bị cắt giảm các chương trình hỗ trợ y tế và giáo dục, khiến việc đáp ứng tiêu chí nước sạch và vệ sinh môi trường gặp khó khăn, làm giảm tốc độ triển khai nông thôn mới. Điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách: Nhà nước cần bổ sung các chính sách hỗ trợ phù hợp để tránh tái nghèo và thúc đẩy động lực cho người dân ở vùng khó khăn.
Tại Bình Phước, một trong những nguyên nhân khiến tỉnh gặp khó khăn trong xây dựng nông thôn mới là do nhiều xã trong tỉnh thuộc quy hoạch bô xít, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xây dựng hạ tầng. Ngoài ra, tỉnh này còn chịu áp lực khi chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao không được sử dụng nguồn vốn Trung ương mà phải dựa vào nguồn lực địa phương - một thách thức lớn cho một tỉnh còn nhiều khó khăn về tài chính. Bà Trần Thị Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho rằng việc hoàn thành tiêu chí nông thôn mới ở địa phương sẽ khó đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ từ các nguồn vốn bổ sung.
Hiện nay, tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm mới chỉ đạt khoảng 80% trên toàn quốc. Theo bà Nguyễn Hoàng Ánh, đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân chính là do các tiêu chí môi trường được quy định bởi nhiều bộ, khiến cho quá trình triển khai bị phân mảnh, thiếu tính liên kết và gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt, các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ đặc biệt bị ảnh hưởng do điều kiện kinh tế - xã hội và sự phức tạp về địa lý.
Để đạt được mục tiêu về môi trường, bà Ánh đề xuất các địa phương cần chủ động phân bổ nguồn lực cho việc duy trì và xử lý chất thải, triển khai mô hình phân loại và xử lý chất thải theo Quyết định 925 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực tế, để duy trì tiêu chí môi trường, không chỉ cần đến nguồn lực tài chính mà còn phải có sự tham gia của người dân. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng phải đi kèm với các chương trình tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về ý thức bảo vệ môi trường để đạt được mục tiêu bền vững…
Ngoài ra, Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) cũng đang gặp khó khăn trong quá trình phát triển. Hiện tại, nhiều sản phẩm OCOP chưa thực sự mang đậm dấu ấn văn hóa của từng vùng miền, thiếu “hồn” sản phẩm khiến cho tính cạnh tranh trên thị trường chưa cao. Việc đăng ký sản phẩm OCOP 5 sao kéo dài, gây ảnh hưởng đến việc tiếp cận thị trường.
Đề xuất giải pháp cho các địa phương
Để chương trình xây dựng nông thôn mới thực sự mang lại hiệu quả bền vững, cần có những giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục các hạn chế, đồng thời tăng cường phối hợp giữa các bộ ngành và địa phương.
Tại Hội nghị trực tuyến đôn đốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024 mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh rằng chương trình nông thôn mới không chỉ là việc hoàn thành các tiêu chí đặt ra mà còn phải thực sự tạo ra sức sống mới cho nông thôn Việt Nam.
Bộ trưởng đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương cần nỗ lực để không có xã nào “trắng” nông thôn mới. Đồng thời, kêu gọi triển khai chương trình nông thôn mới mạnh mẽ, đồng bộ ở tất cả các cấp, ngành nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong năm nay.
Bộ trưởng Hoan yêu cầu các địa phương phát huy nội lực của nông thôn, chú trọng nâng cao chất lượng thẩm định các danh hiệu nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Các địa phương cần nhanh chóng hoàn thành và phê duyệt chi tiết các dự án, đề án, và kế hoạch thực hiện mô hình thí điểm thuộc các chương trình chuyên đề để sẵn sàng bố trí nguồn lực và triển khai trong năm 2024.
Về các tiêu chí thực hiện, ông yêu cầu các địa phương nhanh chóng hoàn tất các danh mục còn tồn đọng, đảm bảo tiến độ. “Phải có quyết tâm cao trong thúc đẩy chương trình, như cách Trung Quốc đã triển khai chương trình Chấn hưng nông thôn,” Bộ trưởng nhấn mạnh.
Vị tư lệnh ngành nông nghiệp cũng đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chương trình tại các cấp, ngành, đặc biệt là giám sát việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới sau khi xã, huyện được công nhận đạt chuẩn.
Song song đó, yêu cầu Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cần lắng nghe các ý kiến tại hội nghị, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Bộ trưởng cũng lưu ý các địa phương cần phát huy tối đa tiềm năng của nông thôn, khuyến khích Ban chỉ đạo nông thôn mới các cấp chuyển từ vai trò “chấm điểm, đánh giá” sang tư vấn, hỗ trợ các làng xã phát triển kinh tế đa mục tiêu.
“Có thể đưa những mô hình hiệu quả, có giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới như du lịch nông thôn, thúc đẩy liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP…”, Bộ trưởng Hoan gợi ý.
-
Hà Nội phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững, nâng cao giá trị -
Tập đoàn Hoà Phát tài trợ 10 tỷ đồng cho bà con Lào Cai tái thiết sau bão -
Nhiều địa phương vẫn chật vật hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới -
TP.HCM ra tiêu chí dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao phải “xanh” -
Xem xét đề xuất của VinFast về chính sách giá điện cho các trụ sạc xe điện -
G20 thúc đẩy cam kết chuyển đổi năng lượng toàn cầu, hướng đến Net Zezo 2050 -
Thu hút đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
- Tổng thầu xây dựng Central được vinh danh trong Bảng xếp hạng PROFIT500
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo