-
Quốc Cường Gia Lai: Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại -
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền -
SAM Holdings bất ngờ thay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
Đến thời điểm hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản niêm yết đều công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021 cũng như cả năm 2021.
Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, không ít doanh nghiệp lỗ kỷ lục như Thuduc House hay Địa ốc Hoàng Quân. "Ông lớn" Vingroup cũng có lần đầu tiên báo lỗ sau thuế 7.500 tỷ đồng sau một năm chi mạnh cho xe điện và tài trợ chống dịch.
Tuy nhiên, trên thị trường vẫn có không ít doanh nghiệp đã biến nguy thành cơ thành công. Kết quả kinh doanh đạt hiệu quả và ghi nhận mức lãi cao nhất từ trước đến nay.
Cụ thể, năm 2021, Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland, mã chứng khoán: CRE) doanh thu thuần và lãi sau thuế đạt 5.615 tỷ đồng và 451 tỷ đồng. Tham chiếu với kế hoạch đã đề ra, doanh nghiệp này đã thực hiện lần lượt 140% và 127% mục tiêu năm. Đây cũng là mức lãi kỷ lục kể từ khi doanh nghiệp thành lập.
Năm 2021, dù gặp khó khăn do dịch bệnh nhưng nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn báo lãi lớn. |
Tương tự, nhờ kết quả kỷ lục trong quý IV/2021 khi doanh thu đạt hơn 324 tỷ đồng, tăng cao gấp 5,8 lần so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 298,5 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần so với quý 4 năm ngoái… tính chung cả năm 2021, Công ty cổ phần Tập đoàn Danh Khôi (mã: NRC) ghi nhận doanh thu thuần là 444 tỷ đồng, tăng cao gấp 2 lần so với năm 2020. Lãi sau thuế đặt 194,8 tỷ đồng, tăng cao gấp hơn 3 lần so với kết quả năm 2020.
Năm 2021 cũng là một năm thành công của Công ty cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, mã chứng khoán: HDC). Nhờ các dự án The Light City, Tây 3/2 và Eco Town Phú Mỹ, doanh nghiệp ghi nhận mức lãi sau thuế là 311 tỷ đồng, tương ứng 121% kế hoạch năm. Song song với đó, Hodeco cũng tích cực gom đất ở Vũng Tàu và Bình Thuận.
Tương tự, Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (mã chứng khoán: HDG) cũng vừa trải qua một năm lãi kỷ lục 1.333 tỷ đồng, tương ứng 106% kế hoạch năm, nhờ việc bàn giao nhà tại các dự án Hado Centrosa Garden, Hado Charm Villa và đưa vào phát điện 3 dự án thủy điện.
Ngoài ra, còn hàng loạt tên tuổi khác cũng vượt kế hoạch lãi năm như CEO Group (vượt 2,5%); TTC Land (5%); Nam Long (8%); BV Land (2%) hay Becamex UDJ (6%), Vạn Phát Hưng (9%)...
Hạ tầng đang được đẩy mạnh đầu tư tiếp tục là "cú huých" của thị trường nói chung và các doanh nghiệp bất động sản nói riêng. |
Với những kết quả đã đạt được trong năm 2021, nhiều doanh nghiệp đã đặt mục tiêu mở rộng quỹ đất và tăng trưởng có lãi trong năm 2022.
Đơn cử, tại TTC Land, doanh nghiệp này đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế tối thiểu 10% so với thực hiện 2021 (tương đương doanh thu thuần tối thiểu 1.851 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tối thiểu 266 tỷ đồng).
Công ty cho biết trong năm nay sẽ tiếp tục bàn giao 189 căn còn lại thuộc dự án Carillon 7 và ghi nhận các dự án mới. Ngoài ra, công ty cũng sẽ triển khai, hoàn thiện pháp lý các dự án Panomax River Villa, Charmington Tân Sơn Nhất, Charmington Dragonic,…. và tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng những dự án chưa phù hợp với định hướng công ty.
Về kế hoạch mở rộng quỹ đất, công ty cho biết sẽ tập trung vào các khu vực như Đồng Nai, Long An…
Tương tự, lãnh đạo CenLand cũng cho biết, năm 2022, CenLand mục tiêu hoàn thành 10.000 tỷ đồng doanh thu, thậm chí có thể đạt cao hơn, ở mức 12.000 - 13.000 tỷ đồng. Để thực hiện cho chiến lược mới, Đại hội đồng cổ đông đã thông qua kế hoạch tăng vốn cho đầu tư từ 2.016 tỷ đồng lên hơn 4.637 tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm hơn 262 triệu cổ phiếu.
Nhận định về thị trường trong thời gian tới, ông Phạm Lâm, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, năm 2022, thị trường bất động sản được đánh giá là lạc quan, hấp dẫn, có những yếu tố hỗ trợ tăng trưởng mạnh mẽ hơn so với năm 2020 và 2021. Các “bệ đỡ” về cơ chế chính sách như việc cải thiện về quy trình thủ tục pháp lý, chương trình nhà ở quốc gia, lãi suất thấp...
Có chung quan điểm tích cực về triển vọng của thị trường, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết, chiến lược phát triển nhà ở 2021-2023 đang dần hoàn thiện. Đặc biệt, đầu tư cơ sở hạ tầng được coi là 1 trong 3 đột phá chiến lược với việc đầu tư công được thúc đẩy mạnh và đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ tích cực cho thị trường giai đoạn tới.
Bên cạnh đó, sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và các Bộ ngành trong việc tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế chính sách liên quan đến bất động sản cũng là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng của thị trường nói chung và các doanh nghiệp bất động sản nói riêng.
-
Lợi nhuận Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau có thể tăng mạnh nếu áp thuế GTGT 5% -
Cổ phiếu Thép Nam Kim lao dốc do lo ngại xuất khẩu gặp khó -
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Thép Pomina tiếp tục lỗ trong quý III/2024 khi kinh doanh dưới giá vốn -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn sắp chi 450 tỷ đồng tạm ứng cổ tức cho cổ đông -
Khải Hoàn Land chi 60 tỷ đồng mua lại trước hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử
- Bí quyết kiến tạo môi trường làm việc tại AEON Việt Nam