
-
Lan tỏa nghĩa tình, đồng hành cùng nhân dân sau lũ
-
Siết vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: Lấp khoảng trống vốn bằng trái phiếu
-
VIB: Lợi nhuận 6 tháng hơn 5.000 tỷ đồng, tổng tài sản vượt mốc nửa triệu tỷ, tăng trưởng tín dụng 10%
-
Vàng trước áp lực giảm, giá SJC không đổi so với cuối tuần -
Kích cầu tín dụng tại cao điểm tiêu dùng nửa cuối năm
Không ngừng tăng vốn
VietABank (mã: VAB) chốt danh sách cổ đông vào ngày 15/8 để phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Ngân hàng dự kiến phát hành hơn 276,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 100:51,19, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được 1 quyền và cứ 100 quyền sẽ nhận được 51,19 cổ phiếu phát hành thêm. Số cổ phiếu lẻ thập phân (nếu có) sẽ bị hủy bỏ.
Nguồn vốn phát hành là lợi nhuận lũy kế chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2024 (hơn 2.604 tỷ đồng) và Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (hơn 160 tỷ đồng). Sau phát hành, VietABank sẽ tăng vốn điều lệ thêm 2.764 tỷ đồng, từ gần 5.400 tỷ đồng lên mức 8.164 tỷ đồng.
OCB (mã: OCB) cũng đã chốt 11/8/2025 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền nhận cổ phiếu phát hành do thực hiện tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu. Theo đó, OCB dự kiến phát hành gần 197,3 triệu cổ phiểu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ phát hành 8% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 8 cổ phiếu mới).
Nguồn thực hiện là từ nguồn vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2024, xác định theo báo cáo tài chính riêng và hợp nhất đã được kiểm toán sau khi trích lập các quỹ theo quy định. Trước đó, OCB đã chốt danh sách cổ đông vào ngày 18/7/2025 để trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 7%. Ngày thực hiện việc chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt (ngày thanh toán) là ngày 7/8/2025. Đây là năm đầu tiên OCB thực hiện chia cổ tức tiền mặt kể từ khi lên sàn chứng khoán.
SHB (mã: SHB) mới đây đã thông qua việc triển khai Phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn chia cổ tức năm 2024 bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Trước đó, kế hoạch tăng vốn của SHB đã được Ngân hàng Nhà nước thông qua. Theo kế hoạch, SHB sẽ phát hành tối đa gần 528,5 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ phát hành 13% trên tổng số cổ phần đang lưu hành (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được thêm 13 cổ phiếu). Số cổ phiếu phát hành thêm này sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.
Nguồn vốn được sử dụng để phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ năm 2024. Dự kiến sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng thêm gần 5.285 tỷ đồng, từ 40.657 tỷ đồng lên mức 45.942 tỷ đồng.
Trước đó, SHB đã hoàn thành chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% vào ngày 20/6/2025. Với gần 4,066 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, SHB đã chi 2.033 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông.
![]() |
Nhiều ngân hàng tăng vốn điều lệ. |
Còn MSB (mã: MSB) cũng đã phê duyệt việc triển khai tăng vốn điều lệ năm 2025 thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Theo kế hoạch, MSB sẽ phát hành tối đa 520 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ phát hành 20% trên tổng số cổ phần đang lưu hành. Số cổ phiếu phát hành thêm này sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Dự kiến sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến tăng thêm 5.200 tỷ đồng, từ 26.000 tỷ đồng lên 31.200 tỷ đồng. Thời gian phát hành dự kiến là trong năm 2025, sau khi có chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước.
Giữa tháng 7/2025, Nam A Bank (mã: NAB) công bố thông tin về kết quả đợt phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2025. Cụ thể, ngân hàng đã phát hành hơn 343 triệu cổ phiếu cho 7.502 cổ đông, tương ứng tăng vốn điều lệ từ gần 13.726 tỷ đồng lên 17.157 tỷ đồng, tương ứng số lượng cổ phiếu lưu hành tăng từ hơn 1,37 tỷ cổ phiếu lên 1,71 tỷ cổ phiếu. Ngày kết thúc đợt phát hành là 11/7/2025. Thời gian dự kiến chuyển giao cổ phiếu là trong tháng 8/2025.
Nguồn phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu (lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và các quỹ khác theo quy định của pháp luật tại ngày 31/12/2024 căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2024). Ngoài ra, Nam A Bank cũng dự kiến sẽ phát hành 85 triệu cổ phiếu, giúp vốn điều lệ tăng thêm 850 tỷ đồng. Đối tượng phát hành là cán bộ nhân viên của ngân hàng và công ty con của ngân hàng. Giá chào bán dự kiến là 10.000 đồng/cp, bằng đúng mệnh giá...
Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn
Tương tự, VIB (mã: VIB) vừa thông báo thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết từ gần 2,98 tỷ lên hơn 3,4 tỷ, sau khi hoàn tất hai đợt phát hành cổ phiếu gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động (ESOP), qua đó chính thức nâng vốn điều lệ lên hơn 34.040 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng vốn là 14,26%. Cụ thể, VIB đã phát hành hơn 417 triệu cổ phiếu thưởng cho 33.684 cổ đông theo tỷ lệ 14% (tương ứng 100 cổ phiếu được nhận thêm 14 cổ phiếu). Nguồn vốn thực hiện được trích từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối năm 2024.
Sau khi chia hơn 417 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông và phát hành ESOP cho hơn 1.300 nhân viên, vốn điều lệ của VIB đã tăng lên hơn 30.040 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phân phối thành công 7,8 triệu cổ phiếu ESOP cho 1.372 cán bộ nhân viên. Do số lượng người nhận thực tế thấp hơn danh sách ban đầu là 1.406 người nên 107.337 cổ phiếu bị hủy quyền được tiếp tục phân bổ các cán bộ nhân viên có tên trong danh sách.
Phần cổ phiếu lẻ còn dư từ hai đợt phát hành (tổng cộng 10.473 cổ phiếu) được VIB chào bán riêng lẻ cho cá nhân Trương Lê Ngọc Trâm với mức giá 17.034 đồng/cổ phiếu, thu về gần 180 tỷ đồng. Trước đó, VIB đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn thêm gần 4.249 tỷ đồng dưới hình thức là phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (gần 4.171 tỷ đồng) và ESOP (78 tỷ đồng). Số cổ phiếu mới dự kiến hoàn tất chuyển giao trước ngày 30/9/2025.
PGS TS. Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM nhận định, kết quả trên thể hiện quyết tâm của các ngân hàng trong áp dụng chuẩn mực quốc tế, góp phần tăng cường hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn hơn nữa. So với Basel II, Basel III có nhiều yêu cầu mới, khắt khe hơn. Việc triển khai Basel III cũng đòi hỏi đầu tư nguồn lực tài chính lớn cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía các ngân hàng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 14/2025/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư 14 hướng dẫn cách xác định và giá trị tối thiểu của các tỷ lệ an toàn vốn mà các ngân hàng cần phải duy trì gồm tỷ lệ vốn lõi cấp 1, tỷ lệ vốn cấp 1 và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Theo đó, NHTM không có công ty con, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ gồm: tỷ lệ vốn lõi cấp 1 tối thiểu 4,5%; tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 6%; và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%. Đối với NHTM có công ty con, các tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và hợp nhất cũng phải đáp ứng các mức tương ứng: vốn lõi cấp 1 tối thiểu 4,5%, vốn cấp 1 tối thiểu 6% và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%.
Thông tư lần đầu đưa ra các quy định về các bộ đệm vốn gồm bộ đệm bảo toàn vốn (CCB), bộ đệm vốn phản chu kỳ (CCyB) và bộ đệm vốn cho các ngân hàng thương mại có tầm quan trọng hệ thống. Cụ thể, tỷ lệ bộ đệm bảo toàn vốn (CCB) là phần tỷ lệ vốn lõi cấp 1 còn lại sau khi ngân hàng đáp ứng đầy đủ các tỷ lệ an toàn vốn (bao gồm tỷ lệ vốn lõi cấp 1, tỷ lệ vốn cấp 1 và tỷ lệ an toàn vốn)
Ngân hàng chỉ được phân chia phần lợi nhuận còn lại do ngân hàng tự quyết định theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính bằng tiền mặt khi duy trì việc đáp ứng toàn bộ các tỷ lệ theo các năm như sau:
Năm thứ nhất, CCB là 0,625%; tỷ lệ vốn lõi cấp 1 (bao gồm CCB) là 5,125%; tỷ lệ vốn cấp 1 (bao gồm CCB) là 6,625%; và tỷ lệ an toàn vốn (CAR, bao gồm CCB) là 8,625%. Năm thứ hai, CCB tăng lên 1,25%; tỷ lệ vốn lõi cấp 1 là 5,75%; tỷ lệ vốn cấp 1 là 7,25% và CAR là 9,25%. Năm thứ ba, CCB đạt 1,875%; tỷ lệ vốn lõi cấp 1 là 6,375%; tỷ lệ vốn cấp 1 là 7,875% và CAR là 9,875%. Từ năm thứ tư trở đi, CCB đạt mức tối đa là 2,5%; tỷ lệ vốn lõi cấp 1 là 7%; tỷ lệ vốn cấp 1 là 8,5% và CAR là 10,5%. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9.

-
Lan tỏa nghĩa tình, đồng hành cùng nhân dân sau lũ
-
Siết vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: Lấp khoảng trống vốn bằng trái phiếu
-
VIB: Lợi nhuận 6 tháng hơn 5.000 tỷ đồng, tổng tài sản vượt mốc nửa triệu tỷ, tăng trưởng tín dụng 10%
-
Techcombank được vinh danh "Ngân hàng bán lẻ nội địa tốt nhất Việt Nam 2025" 4 năm liên tiếp
-
Nhiều ngân hàng tăng vốn điều lệ -
Vàng trước áp lực giảm, giá SJC không đổi so với cuối tuần -
Kích cầu tín dụng tại cao điểm tiêu dùng nửa cuối năm -
Trái chiều biến động nhân sự, thu nhập tại ngân hàng -
Sở hữu ngay xe điện với lãi suất cho vay hấp dẫn từ Sacombank -
Vàng quốc tế trên đà giảm, giá vàng miếng SJC còn 121,1 triệu đồng/lượng -
Yêu cầu các ngân hàng cơ cấu nợ, xem xét miễn giảm lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão WIPHA
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững - ổn định trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động
-
Định hướng chiến lược phát triển ngành logistics trong thời gian tới
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững
-
Diễn đàn Logistics 2025: Tìm lời giải cho chuỗi cung ứng bền vững và thích ứng
-
Diễn đàn công nghệ năng lượng trong kỷ nguyên mới
-
Boutique Gate: Tâm điểm mới của dòng tiền thực và giá trị gia tăng bền vững