
-
Quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh
-
Heo nái Việt Nam lần đầu được bảo vệ quyền lợi theo chuẩn quốc tế
-
Đảm bảo chất lượng và xuất khẩu chăn nuôi qua hệ thống truy xuất nguồn gốc
-
Hà Nội mở rộng sinh cảnh sống tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn
-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính -
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh
Là tỉnh có khoảng 370.000 ha rừng, chiếm 80% diện tích, ông Nguyễn Mỹ Hải, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn cho biết Bắc Kạn rất muốn tham gia vào thị trường carbon rừng.
“UBND tỉnh thường xuyên nhắc nhở, qua thông tin báo chí thấy nhiều địa phương bán được tín chỉ carbon rừng, tại sao Bắc Kạn lại không bán được? Vậy xin hỏi ai có quyền bán carbon rừng (người dân, chủ rừng hay tỉnh được bán)? Khi xác định được người bán rồi thì bán như thế nào? Sau khi bán được rồi thì chi như thế nào?", ông Hải đặt vấn đề.
Để giải đáp thắc mắc, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết câu hỏi của tỉnh Bắc Kạn là câu hỏi chung của nhiều tỉnh như Lào Cai, Sơn La, Kon Tum, Quảng Nam... và các tỉnh có rừng ngập mặn.
Theo ông Bảo, thị trường carbon Việt Nam chưa hình thành. Từ nay đến giai đoạn thị trường carbon Việt Nam chính thức hình thành (năm 2028), các hoạt động mua bán, trao đổi lượng giảm phát thải carbon rừng đều phải thực hiện dưới hình thức thí điểm, và phải xin ý kiến Chính phủ để có cơ chế thí điểm riêng.
Ví dụ, thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) vùng Bắc Trung Bộ giữa Bộ Nông Nghiệp và Ngân hàng thế giới là một nghị định thí điểm riêng. Từ thỏa thuận này, Việt Nam đã hoàn thành chuyển nhượng lượng giảm phát thải 10,3 triệu tấn carbon rừng khu vực Bắc Trung Bộ cho Ngân hàng Thế giới với mức giá 5 USD/tấn, và đã nhận về đủ 51,5 triệu USD vào cuối năm 2023.
Hiện với ERPA vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang xây dựng cơ chế thí điểm riêng, trình Chính phủ phê duyệt.
![]() |
Các quỹ đầu tư quốc tế thường quan tâm đến dự án carbon rừng có tính liên vùng. |
Ông Bảo nói thêm rằng về mặt nguyên tắc, các tỉnh có thể đề nghị Thủ tướng hoặc Chính phủ cho phép mua bán, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng. Nhưng tự địa phương làm sẽ rất khó khăn.
Thứ nhất, hiện nay các đối tác quốc tế chủ yếu quan tâm đến thị trường carbon rừng tự nhiên, mà tài sản rừng tự nhiên thuộc sở hữu của Nhà nước. Quyền sở hữu carbon rừng và chia sẻ lợi ích chưa được thể chế trong pháp luật chung.
Như với tỉnh Quảng Nam, ông Bảo cho biết có nhà đầu tư sẵn sàng vào hỗ trợ xây dựng đề án, chương trình đo đếm giảm phát thải rừng với tổng kinh phí lên tới 1 - 2 triệu USD để xác nhận được tín chỉ.
Tuy nhiên, hệ thống luật pháp Việt Nam cũng chưa cam kết sau khi một nhà đầu tư bỏ tiền ra đo đếm thì sẽ giành được quyền ưu tiên, vì đây là tài sản nhà nước nên phải đấu thầu, do đó nhà đầu tư rút lui.
Thứ hai, chi phí để xác định lượng giảm phát thải và được cấp tín chỉ rất tốn kém, cần dùng nhiều công nghệ hiện đại. Như vậy, quy mô rừng phải đủ lớn để tạo thành một dự án đo đếm được, và các tổ chức quốc tế cũng thường quan tâm đến dự án mang tính liền vùng.
“Khi có đề án thí điểm và bán được rồi, thì cơ chế chia sẻ lợi ích của chúng ta cũng tương đối dễ, vì chúng ta có hệ thống chi trả dịch vụ môi trường rừng và chi trả cho chủ rừng”, ông Bảo khẳng định.
Đại diện Cục Lâm nghiệp đánh giá Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về tín chỉ carbon rừng, với tổng diện tích rừng là 14,8 triệu ha, độ che phủ là 42%.
Trong thời gian chờ thị trường carbon Việt Nam chính thức hình thành, Cục Lâm Nghiệp tiếp tục trình Chính phủ để ban hành những cơ chế, chính sách thực hiện thí điểm trong mảng carbon rừng. Ngoài ra, Cục cũng tích cực kết nói với các quỹ biến đổi khí hậu của quốc tế để huy động nguồn lực tài chính, hỗ trợ Việt Nam thực hiện đo đạc, kiểm đếm, cấp tín chỉ carbon và kết nối với người mua.

-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính -
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh -
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng -
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp -
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính -
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp -
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower