
-
Thu hồi gần 260 tỷ và 140.000 USD trong vụ án tại Tập đoàn Thuận An
-
Bắt Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục vụ kẹo rau củ Kera
-
Vi phạm tại hàng loạt gói thầu, Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh bỏ trốn
-
Bộ Công an đang tiếp nhận hồ sơ vụ cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức
-
Bà Trương Mỹ Lan đề nghị SCB cung cấp lại số liệu để toà làm rõ vụ án -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng
Bỏ dở công việc đến toà từ sáng sớm để nghe ngóng thông tin, nhiều trái chủ cho hay, họ không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp, thậm chí là những người lao động tay chân, bán nước vỉa hè… dành dụm cả đời được một khoản tiền nhỏ để gửi tiết kiệm. Thế nhưng, bỗng nhiên trở thành trái chủ trái phiếu doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát lúc nào không hay.
![]() |
Nhiều “trái chủ bất đắc dĩ” đã bỏ dở công việc để đến toà từ sáng sớm để nghe ngóng thông tin. (Ảnh: Việt Dũng) |
Đơn cử trường hợp của bà N.T.Vân (60 tuổi), với khoản tiền 200 triệu gửi tiết kiệm tại Ngân hàng SCB (chi nhánh Gò Vấp) để lấy lãi lo thuốc thang lúc ốm đau. Thế nhưng, mới gửi được khoảng 6 tháng, khi đến Ngân hàng để đáo hạn thì được nhân viên của ngân hàng tư vấn “gói mới”.
“Nhân viên ở Ngân hàng SCB tư vấn mập mờ khiến tôi hiểu nhầm rằng đang tham gia hình thức gửi tiết kiệm mới, được linh hoạt rút tiền và nhận lãi suất cao hơn gửi thông thường”, bà Vân nói và cho biết thêm, lúc đấy nhân viên Ngân hàng bảo: bên con đang có gói mới, cô gửi vào đây rồi rút lúc nào cũng được. Lấy sau 31 ngày thì sẽ được hưởng lãi 8%, còn lấy trước 31 ngày thì không có lãi.
Thấy "gói mới" có lãi suất cao hơn so với hiện tại 1% nên bà không nghi ngờ gì, đồng ý để nhân viên Ngân hàng chuyển số tiền trên sang "gói mới". Nhưng khoảng 2 tháng sau thì vụ việc vỡ lở, đến ngân hàng để rút tiền thì mới hay mình mua trái phiếu doanh nghiệp. Không được cung cấp thông tin về doanh nghiệp phát hành trái phiếu, không được lựa chọn mã trái phiếu mà do phía ngân hàng mặc định. Đến nay bà không rút được tiền lãi và gốc như được cam kết.
Cũng trong hoàn cảnh tương tự, đứng trước cổng Toà án Nhân dân TP.HCM, bà P.T.Bình (56 tuổi) cho biết, đầu năm 2022, bà đã bán nhà để chuẩn bị tiền trả nợ cho con. Nhưng con chưa cần tiền ngay nên bà mang gần 1,3 tỷ đồng tới gửi ở Ngân hàng SCB.
Thế nhưng, bà đã bị nhân viên ngân hàng tư vấn tham gia vào hình thức gửi tiết kiệm mới, khi cần tiền có thể rút linh hoạt mà không bị mất lãi như gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, chứ không nói đang mua trái phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông và Công ty cổ phần đầu tư Quang Thuận, có thể bị rủi ro.
![]() |
Các trái chủ bên ngoài tòa án. (Ảnh: Việt Dũng) |
“Tôi ít học, đâu có rành chữ nghĩa, viết chữ phải viết từ từ, đọc thì cũng phải đeo kính. Tới ngân hàng thì tôi tin nhân viên của ngân hàng, nên nên nhân viên chỉ chỗ ký chỗ nào thì tôi ký chỗ đó. Giờ thì không biết khi nào mới lấy lại được tiền gốc, chứ không nói gì đến lãi”, bà Bình nói.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, không chỉ bà Bình hay bà Vân, mà những “trái chủ” có mặt tại đây chủ yếu để nghe ngóng thông tin liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và muốn biết khi nào sẽ lấy lại được tiền.
Tuy nhiên, phiên toà đợt này là giai đoạn 1 của vụ án, sẽ chỉ tập trung điều tra, truy tố, xét xử các bị cáo liên quan đến các hành vi tội tham ô tài sản; vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ… Từ đó mới tập trung thu hồi tài sản, làm tiền đề giải quyết cho giai đoạn 2 của vụ án là các sai phạm liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp.
Tới trưa cùng ngày, khi rõ thông tin trên, nhóm trái chủ đã lần lượt ra về.
Bên trong phiên tòa, sau khi thực hiện xong phần thủ tục, đại diện viện kiểm sát đang công bố cáo trạng trước Hội đồng xét xử và các bị cáo, người tham dự phiên tòa.
![]() |
Đại diện Viện Kiểm sát công bố cáo trạng trong phiên xét xử chiều ngày 5/3. (Ảnh: TTBC TP.HCM) |
Theo cáo trạng, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị xét xử các tội tham ô tài sản, đưa hối lộ và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, 85 bị cáo còn lại trong vụ án là những lãnh đạo cấp cao của Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước bị truy tố về các tội: tham ô tài sản, vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Riêng ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella bị xét xử tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vì có hành vi chiếm đoạt của bà Lan 1.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, một số bị cáo là cựu lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng SCB đã bỏ trốn ra nước ngoài trước khi bị khởi tố sẽ bị xét xử vắng mặt.

-
Bà Trương Mỹ Lan đề nghị SCB cung cấp lại số liệu để toà làm rõ vụ án -
Cẩn trọng "sập bẫy" chào bán nhà giá rẻ -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng -
Bà Trương Mỹ Lan xin được giảm nhẹ “nhiều nhất” có thể -
Kế toán Cục Thi hành án dân sự TP. Huế bị cáo buộc tham ô tiền tỷ -
Chuyển động mới tại dự án Roxana Plaza sau khi có kết luận thanh tra -
Viện Kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với tội lừa đảo cho bà Trương Mỹ Lan
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort