Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Nhiều trụ cột kéo VN-Index giảm 13,6 điểm, nhóm bảo hiểm bất ngờ dậy sóng
Tùng Linh - 15/04/2022 17:34
 
BVH và BMI đồng loạt tăng kịch biên độ. Ở chiều ngược lại, ngân hàng - nhóm cổ phiếu giữ ngôi vương vốn hóa trên thị trường giảm khá và là “tội đồ” kéo tụt VN-Index phiên chiều.
.
Thị trường chứng khoán giảm mạnh trong phiên cuối tuần giữa tháng 4.

Tương tự diễn biến nhiều phiên giao dịch gần đây, chứng khoán giao dịch giằng co đầu phiên và lại chịu áp lực bán mạnh vào cuối phiên chiều.  

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 13,56 điểm (-0,92%) xuống 1.458,56 điểm. HNX-Index giảm 6,98 điểm (-1,65%) xuống 416,71 điểm. UPCoM-Index giảm 1,05 điểm (-0,93%) xuống 112,36 điểm. Số lượng mã chứng khoán giảm áp đảo.

Trên ba sàn, có 608 mã giảm, 66 mã giảm sàn, trong khi số mã tăng chỉ tương đương hơn nửa với 313 mã tăng và 35 mã tăng kịch biên độ.

Lực bán mạnh phiên chiều lại kéo chứng khoán Việt Nam giảm sâu

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn gây áp lực đến chỉ số chung. 22/29 cổ phiếu trong rổ danh mục VN30 đóng cửa trong sắc đỏ. VN30-Index giảm tới 1,6%, vượt hẳn mức giảm của VN-Index (-0,92%). 5 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số sàn HOSE đều là các ông lớn ngành ngân hàngbất động sản, lần lượt góp nhiều điểm giảm nhất là BID, TCB, VHM, VPB, VIC, VCB.

Trên sàn HNX, NVB - cổ phiếu ngân hàng duy nhất tăng giá phiên hôm nay cũng là trụ đỡ hiếm hoi của sàn. THD, SHS, L14, CEO, IDI là đầu tàu dìm HNX-Index rơi sâu.

Sắc đỏ cũng phủ kín gần như toàn bộ nhóm cổ phiếu chứng khoán. Trừ EVS ngược dòng tăng hơn 8%, đa phần các cổ phiếu chứng khoán đều giảm trên 2%. VCI giảm hơn 6% và là cổ phiếu chứng khoán giảm sâu nhất trong phiên.

Dòng cổ phiếu bảo hiểm trở thành điểm sáng hiếm hoi khi hàng loạt ông lớn tăng trên 5% như BVH (+6,88%), MIG (+6,85%), BIC (+6,45%), PVI (+6,2%), VNR (+5,92%), BMI (+5,08%). Một số cổ phiếu giảm giá nhưng mức giảm cũng khá khiêm tốn.

Các doanh nghiệp bảo hiểm hầu hết đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng trong năm 2021 khi tỷ lệ chi phí bồi thường giảm đáng kể khi cả nước thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư được cải thiện nhờ hiệu quả đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên, đây cũng là áp lực đối với kế hoạch kinh doanh năm tới, đa phần các doanh nghiệp bảo hiểm đều đặt kế hoạch lợi nhuận giảm so với cùng kỳ.

Dòng cổ phiếu phân bón bứt phá trong phiên hôm qua. Dù vẫn giữ được nhịp tăng sáng nay, nhóm cổ phiếu này đã điều chỉnh, hầu hết đóng cửa giảm giá, trừ DGC vẫn tăng 0,3%, tiếp tục giữ vị trí cổ phiếu có thị giá lớn nhất trên sàn chứng khoán.

Thanh khoản trên thị trường phiên hôm nay đã được cải thiện nhưng vẫn khá khiêm tốn. Giá trị giao dịch trên ba sàn là hơn 25.000 tỷ đồng, tăng 18,4% so với phiên hôm qua. Trong đó giao dịch trên sàn HoSE vẫn chưa trở lại mốc tỷ USD với chỉ gần 660 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị giao dịch 21.656 tỷ đồng.

Khối ngoại trở lại mua ròng nhưng giá trị còn khá khiêm tốn (111 tỷ đồng). Hai cổ phiếu ngân hàng gồm VPB và CTG được khối ngoại mua ròng nhiều nhất, lần lượt 76 tỷ đồng và 64 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu phân bón tiếp tục hút vốn ngoại. DPM được mua nhiều nhất (hơn 55 tỷ đồng), cùng DGC (41 tỷ đồng), DCM (18 tỷ đồng). Hầu hết các cổ phiếu khối ngoại mua ròng phiên này đều đóng cửa giảm giá.

Sắc đỏ cũng bao trùm trên hầu hết các sàn chứng khoán châu Á, trong đó giảm mạnh nhất là các thị trường Đài Loan (-1,4%); Thâm Quyến (-0,56%),Thượng Hải (-0,4%). Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng bốc hơi 0,76%.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc chịu áp lực mạnh thời gian gần đây do diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Ngân hàng trung ương nước này vừa quyết định giữ nguyên lãi suất trong khi nhà đầu tư hy vọng có thêm sự hỗ trợ.

VN-Index quay đầu giảm từ phiên chiều, cổ phiếu phân bón ngược dòng tăng
Thanh khoản trên thị trường co giảm đáng kể, chưa đạt nổi 1 tỷ USD trên cả ba sàn. Khối ngoại bán ròng 233 tỷ đồng nhưng tập trung mua mạnh ở...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư