
-
Hải Phòng đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp công nghệ cao
-
Liên danh GELEXIMCO trúng thầu cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng
-
Tầm nhìn chiến lược cho Trung tâm tài chính TP.HCM
-
TP.HCM đánh thức ”rồng xanh”
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Thứ nhất, vốn bao nhiêu thì phải căn cứ vào vốn đầu tư/GDP, vì nó thể hiện quan hệ giữa nguồn lực với mục tiêu tăng trưởng. Nhìn tổng quát, vốn đầu tư/GDP của Việt Nam thuộc loại cao trên thế giới, có chăng chỉ thấp thua Trung Quốc. Điều đó đã góp phần làm cho GDP liên tục tăng khá, với số năm nhiều thứ hai thế giới (34 năm).
![]() |
Cần bao nhiêu vốn, nguồn từ đâu và đầu tư vào đâu để đạt hiệu quả tối ưu? |
Vốn đầu tư/GDP cao trong thời kỳ từ năm 2010 trở về trước. Tuy nhiên, đó là mô hình tăng trưởng kinh tế cũ, tức là phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng về số lượng và gây ra bất ổn vĩ mô, lạm phát cao.
Từ năm 2011 đến nay, vốn đầu tư/GDP đã giảm xuống tương đối nhanh. Đây là kết quả của đổi mới tư duy chuyển đổi mô hình tăng trưởng. GDP sử dụng thấp hơn GDP sản xuất. Tốc độ tăng GDP sử dụng thời kỳ 2012-2014 vừa thấp hơn thời kỳ trước, vừa thấp hơn tốc độ tăng GDP. Chênh lệch tỷ lệ/GDP của vốn đầu tư và để dành đã chuyển từ cao hơn xuống thấp hơn.
Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP đã chậm lại, năm 2012 chỉ đạt 5,25%, thấp nhất trong 13 năm (tính từ năm 2000), năm 2013 tăng 5,42% và năm 2014 tăng 5,98% - đang trong trạng thái thoát đáy, vượt dốc đi lên. Số doanh nghiệp bị phá sản, ngừng hoạt động còn nhiều và liên tục tăng.
Thứ hai, vốn đầu tư lấy nguồn từ đâu. Vốn đầu tư có từ khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn vốn khu vực nhà nước năm 2014 đạt quy mô lớn nhất trong 3 nguồn, cao hơn tỷ trọng của năm trước (42,4% so với 40,4%). Có 2 bình luận ngược chiều nhau. Một là, đây là cố gắng của Nhà nước trong điều kiện ngân sách còn bội chi, nhưng tổng cầu còn yếu. Hai là, tỷ trọng đó vẫn còn cao, Nhà nước còn “ôm” nhiều quá, thậm chí còn “chèn lấn” các nguồn vốn khác, trong khi hiệu quả lại thấp.
Nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước, tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư tiếp tục giảm xuống trong 4 năm nay (2011 là 38,5%, 2012 là 38,1%, 2013 là 37,6%, 2014 ước 36,2%). Việc đầu tư của khu vực ngoài nhà nước gặp những khó khăn, do lãi suất vay cao, nợ xấu còn lớn; số doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản lớn, liên tục tăng.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký năm 2014 giảm xuống; nhưng lượng vốn thực hiện ước đạt 12,5 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Tính từ năm 1988 đến cuối năm 2014, tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký còn hiệu lực đạt trên 286 tỷ USD, thực hiện đạt khoảng 122,9 tỷ USD. Đã có 22 nước và vùng lãnh thổ có lượng vốn đăng ký đạt từ 1 tỷ USD trở lên. Tất cả 63 tỉnh, thành phố có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có 27 nơi có vốn đầu tư đạt trên 1 tỷ USD.
Thứ ba, đầu tư vào đâu để đạt hiệu quả tối ưu. Cơ cấu vốn đầu tư đã chuyển dịch theo hướng: tỷ trọng vốn đầu tư vào nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản giảm; vào nhóm ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng lên. Nhìn bề ngoài, thì đó là phù hợp.
Tuy nhiên, cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư như trên cũng có những điểm chưa hợp lý. Tỷ trọng vốn đầu tư vào nông, lâm nghiệp - thủy sản còn quá thấp, lại bị giảm qua các năm. “Quá thấp” bởi tỷ trọng vốn đầu tư vào nhóm ngành này thấp chỉ bằng một phần ba so với tỷ trọng trong GDP. “Quá thấp” so với quan điểm phải lấy việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là trọng điểm số một.
“Quá thấp” khi trong tổng vốn đầu tư cho nhóm ngành nông, lâm nghiệp – thủy sản có tỷ trọng không nhỏ lượng vốn đầu tư cho việc xây dựng, tu bổ hệ thống đê điều, chống bão lụt - đó là những công trình không chỉ phục vụ nông, lâm nghiệp, thủy sản, mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế - xã hội của cả nước.
Muốn tăng trưởng phải có vốn, nhưng quan trọng hơn là nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, bởi tăng trưởng dựa vào hiệu quả là tăng trưởng có chất lượng. Muốn có vốn, cần phải coi vốn trong nước là quyết định, bởi đó là nguồn nội lực; nhưng vốn nước ngoài là quan trọng và sự quan trọng này không phải ở quy mô vốn, mà ở trình độ kỹ thuật - công nghệ, ở sự lan tỏa, ở việc quản lý để tránh chuyển giá… Trong vốn trong nước, cần trân trọng nguồn vốn của dân doanh, bởi hiệu quả cao, sử dụng nhiều lao động, ít bị lãng phí, thất thoát; nhưng cần hướng nguồn này đầu tư trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh, tránh chạy lòng vòng vào các kênh rủi ro dễ tạo thành bong bóng.
ThS. Đỗ Văn Huân
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Việt Nam sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế -
Hải Dương đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch cho các khu công nghiệp -
Huế: Hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An -
Hà Nội quyết chi gần 12.000 tỷ đồng cho dự án cầu Ngọc Hồi -
Sôi động những công trường cao tốc “không nghỉ” lễ
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025